Chuyện Thánh Gióng trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh là Đổng Thiên Vương. Chúng tôi nghĩ một nhà Nho nào đó sau khi đọc Thúc Hốt Hỗn Độn của Trang Tử thông lý với Đổng Thiên Vương: Nguyên nhân bế tắc “manh tâm” giữa Trung ương Thổ do hành Hỏa phương Nam chưa có số 7 thành. Bạn đọc xem hình B.
Hai hành Thủy Hỏa Bắc Nam tượng cho 2 chiếc gióng một đôi quang gánh. Số 5 sinh Thổ tượng cho người gánh đứng giữa. Khi 2 đầu gióng bằng nhau thì người gánh không chung chiêng nghiêng ngả. Tác giả tít Thánh Gióng có lẽ người miền Trung nên quang người miền Bắc cụ gọi là gióng, Thánh Gióng.
Thưa bạn đọc! Như đã nói ở trên, chúng tôi cho rằng chuyện Đổng Thiên Vương dựa và phát triển theo chuyện Thúc, Hốt, Hỗn Độn của Trang Tử. (Nam Hoa Kinh viết theo lối “chương”, Lĩnh Nam chích quái viết theo lối “hồi”. “Hồi” ngoài nghĩa “lối” của văn còn là “trở lại”, trở lại vấn đề trước đó)Thông lệ, dựa vào phát kiến người khác để thành của mình thì cốt chuyện sẽ thay đổi, các tình tiết ắt có gia giảm. Bởi vậy phần nhập đề trang 80 hồi 6 chuyện Đổng Thiên Vương chúng tôi sẽ bàn kỹ. Trước khi vào chuyện, mời bạn đọc chú ý 2 vấn đề liên quan:
1- Hình vẽ: Tất cả các hình vẽ từ xưa đến nay đều hình dung thẳng đứng từ trên xuống, lấy 4 phương chính Đông Tây Nam Bắc tượng trưng. Nên mục I chuyện Thánh Gióng chúng tôi vẽ đúng phương vị của Cổ nhân ngoại trừ một hai hình. Dịch có câu “lý Ngũ hành, Văn bát quái”. Nghĩa Ngũ hành là phần thực(triết học) còn bát quái phần văn(diễn đạt). Chúng ta thấy rất rõ ở Hậu Thiên bát quái quẻ Kiền Trời xếp phương Tây Bắc. Quẻ Tốn(tốn còn là khiêm nhường chỉ Thổ hữu hình) xếp phương Đông Nam. Ý Chu Văn Vương là: Hành Thủy sinh tại Tây Bắc(không phải chính Bắc). Hành Hỏa sinh tại Đông Nam(không phải chính Nam) như hình vẽ trong các sách Dịch.