Nhưng tác giả Lê Chí Thiệp trong Kinh dịch nguyên thủy Nhà in Khai trí Sài gòn 1973 lại nói: Nguyên thủy của Kinh dịch gồm Âm Dương, Ngũ hành, (Hà đồ, Lạc thư)Can chi, Bát quái mới là phần dùng để xem bói. Tác giả Nguyễn Hữu Lương trong Kinh dịch với Vũ trụ quan Đông phương Nha tuyên úy Phật giáo ấn hành 1971 ý cũng tương tự.(Theo Lê Chí Thiệp: Trùng quái tức 64 quẻ kép do người Việt thường vẽ ra không biết để làm gì.Người đời sau cài đặt các tư tưởng Nhân sinh quan vào các vạch). Nói Kinh dịch Nguyên thủy là nói tới Ngũ hành tức Hà đồ, Lạc thư.
Học thuyết Ngũ hành quan trọng nhất trong 1 tập hợp có hệ thống Triết học Đông phương. Như nói Ngũ hành đã có Âm Dương, nói Can Chi đã có Ngũ hành, nói Vận khí đã có Can Chi…Thuyết Ngũ hành bị người phái thực nghiệm phản đối, họ cho là hoang tưởng. Nhưng năm, tháng, ngày giờ với Can Chi từng người đã chiêm nghiệm và, thực tế rất hiển nhiên: Đông y vận dụng thuyết Ngũ hành, Vận khí trị bệnh đạt kết quả mỹ mãn. (1)Bạn đọc xem hình 7B.
“Kinh dịch là 1 kỳ thư…Khó xem do lời văn ngớ ngẩn đột ngột, chủng chẳng rã rời như lời bọn đồng cốt…Đôi chỗ chưa đúng văn pháp…Tinh thần Kinh dịch…nói con Rồng chưa chắc đã con Rồng…”(Dịch giả Ngô Tất Tố_Kịch dịch)
Chú thích: (1)Ngũ tạng của con người thì Gan thuộc Mộc, Phổi thuộc Kim, Thận thuộc Thủy, Tỳ(lá lách thuộc Thổ). Bệnh Gan hư ngoài trị chứng, Đông y còn phải bổ Thận Thủy vì Thận Thủy là mẹ của Gan Mộc(Thủy sinh Mộc). Ngoài ra tùy theo Vận của từng năm, Khí của từng 6 tháng đầu hoặc cuối năm mà dùng phép nhuận, thanh Phế Phổi vì Phổi Kim khắc Gan Mộc(Kim khắc Mộc). Tương tự Tỳ Vị hư hàn gây chứng ỉa chảy phải bổ Tim Hỏa vì Tim Hỏa là mẹ của Tỳ Vị Thổ(Hỏa sinh Thổ). Ngoài ra phải dùng phép bình Gan vì Gan Mộc khắc Tỳ Vị Thổ(Mộc khắc Thổ)…