Ông Grevin không đồng ý kết luận giới tính Pharaon của Guillau. Ông cho rằng hình nhân kia là 1 bé trai chưa có thói quen đi giày như người lớn. Rồi Grevin chứng minh. Gần góc dưới phương Đông nam Pharaon lờ mờ 1 đôi giày cao cổ đang chờ tuổi vị thành niên của cậu. Tuy nhiên Grevin phân vân, đôi giày kia quá to so với cơ thể nhỏ con chưa chắc cậu bé là chủ nhân. Ai là chủ nhân đôi giày? Người Trung hoa? Không phải, tục của họ là dép cỏ(1). Người Ai cập? Cũng không! Người xứ sở aibụi, gió thổi cát bay này tục của họ là chân đất. Vậy người Ấn độ do phương vị quốc gia này bên trái Ai cập? Có lẽ! Chỉ có người Ấn độ mới có tục đi giày như “ngày xửa ngày xưa” trong chuyện cổ tích “Đôi giày ngàn dặm” xứ nọ. Do dự, mắt Grevin lơ đãng vào khoảng trống bức điêu khắc. Trên cái rãnh ngăn cách giữa Pharaon và đôi giày là hình hài 1 con nhộng bị cắt rời làm đôi. Nửa già bên trái, nửa non bên phải dính vào đùi Pharaon. Ông thốt lên: contằm.
Ông Alaiin đồng ý với sơ cứu của 2 người tiền nhiệm Guillaume và Grevin. Alaiin bàn thêm khoảng giới hạn giữa đôi bàn chân Pharaon và đôi giày siêu hình. Ông lấy tượng con tằm dẫn nhập: “Con tằm nhả tơ”. Lớp tơ lụa trên thân Pharaon và toàn bộ bức điêu khắc là sự phản ánh của tằm. Rồi Alaiin chỉ vào đôi bàn chân trần vua Ai Cập. Giữa ngón lớn và ngón nhỏ nổi lên 2 đường gân. Ông nói 2 đường gân là giới hạn giữa cáiche trùm (ngón cái) và thầnthứ(ngón nhỏ). Tiếp theo Alaiin so đọ, đôi bàn chân Pharaon nhỏ, thấp hơn đôi giày. Ông giả thiết: Nếu siêu hình là đặc thù của triết học Ấn độ thì Pharaon tượng cho người Ai cập, con tằm và đôi giày tượng cho người Indo.
Trên là khảo cứu Pharaon của 3 nhà khảo cổ Pháp trong nhiều nhóm người Pháp đến Ai cập vào những năm trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất(2).
Chú thích:
(1)Dép dưới chân, chân dưới đầu. Ai cập phương cao Tây bắc, Trung hoa vị thấp Đông nam, quẻThiên trạch Lý (dép) vị Đông Nam trong viên đồ 64 quẻ kép của người Trung hoa từ tính triết học này.
(2)Jean Arras, Ilya seulement les Arbres, Les cahiers du Musée de Louvre Paris November 1957.