Lại 2 tiếng boong boong, không phải từ thần Ra mà từ mông bên phải thần Hiểm(1). Ông chủ tọa Poebens người Ả rập gốc Greece tiếp tục duy trì hội thảo: Công bằng mà nói thơ cử tọa chủ nhà tuy còn ở 2 nước “nhảy ra” và “nhảy đi” của Hậu Nghệ nhưng ít nhiều cũng phản ánh được tâm tư người Ai cập. Rằng: họ đã từng có những vị vua bằng da bằng thịt hẳn hoi trong suốt những dặm trường bụi đỏ. Rằng: Những hình nhân là tranh vẽ, tượng đá tượng đồng. Rồi xác ướp kể cả các vị vua Ai cập tư thế nằm trong “áo quan” “hầm mộ”… Tất cả chỉ là phép diễn của Hội Họa cho tư tưởng Triết học. Ví như: “Lịch sử 1 vùng đất cùng 1 chủng Người” nào đó chẳng hạn… Dừng 1 lát ông Poebens hạ giọng: Hội thảo Pharaon xứ Trần Ai(2) đang đi tới cái cần tìm. Nào – Ông nhẩm đếm cử tọa hiện diện – Vào cuộc là 20 bây giờ chúng ra còn 18… Lại dừng khoảng 1 đến 2 nhịp thở… đột ngột ông Poebens cao giọng trịnh trọng: Thưa các ông, các bà! Hai cử tọa: Nhà văn trào phúng Touxten Ai cập và nhà sinh vật người Pháp Nothomb đang trên đường về với người Thiên cổ(3).
Vẫn lại boong… oong, nhưng lần này nhất loạt ở dưới bụng, bên mông và trên 2 cái váy của cả 2 thần Ra, Hiểm. 3 tiếng chuông đồng thanh phát ra nghe như 6. Ông chủ tọa cúi đầu đứng nghiêm. Cử tọa cũng đứng nghiêm cúi đầu theo ông. “Lời nguyền(4) Pharaon Hoàng đế” rồi _ có tiếng thì thầm.
Chú thích:
(1)Hiểmchó mõm dài, như hiểm duẫn: 1 giống rợ phía Bắc.
(2)Ai cập có cái tên Văn chương như vậy, Trần Ai. Trầncũ, (><mới) Aiđọc Thương, âm thứ 2 trong 5 âm: Cung (DoThổ), Thương, Giốc, Chủy Vũ. Trần Ai là 1 cái gì đó cũ vị thứ 2.
(3)Thiên cổ. ThiênTrời, thiênngàn, 10 trăm… Cổxưa. Người Thiên cổ là người cổ nhà Trời, người cổ nghìn thu.
(4)Nguyềnnguyện: ước như ước muốn. Hâm mộ, do hâm mộ mà cầu xin tâm nguyện được như thế.