Chúng tôi đang có trong tay 7 cuốn sách quan trọng cho việc giải mã Lĩnh Nam chích quái.
1-Kinh dịch, bản dịch của Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Văn học.
2-Mai hoa dịch, tác giả Thiệu Khang Tiết, bản dịch của ông Sơn Tùng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
3-Nam hoa kinh, tác giả Trang Tử, bản dịch của Nhượng Tống, Nhà xuất bản Văn học, trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
4-Hoàng đế nội kinh, bản dịch của Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Y học.
5-Hải Thượng Lãn Ông và tác phẩm Lãn Ông tâm lĩnh, bác sỹ Nguyễn Văn Thang giới thiệu, Nhà xuất bản Y học.
6-Tự điển Hán Việt, tác giả Thiều Chửu, Nhà xuất bản Thanh niên.
7-Tân đính Lĩnh Nam chích quái, tác giả Vũ Quỳnh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1993.
Ngoài ra còn có Đạo đức kinh, Kinh dịch đạo người quân Tử của Nguyễn Hiến Lê. Đại việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan. Dịch học nhập môn của Lý Diên… Những sách trên tuy hay nhưng tạm thời chúng tôi chưa dùng đến. Mời bạn đọc chuẩn bị Kinh dịch, Mai hoa dịch, Nam hoa kinh, Lĩnh Nam chích quái và Tự điển Hán Việt theo dõi quá trình giải mã Lĩnh Nam chích quái(Từ đây chúng tôi chỉ nói tiêu đề sách).
Lĩnh Nam chích quái viết: “Hồi 6, thời Hùng Vương ngành thứ 6” trong chuyện: “Các bô lão đến sân rồng cấp báo, Đổng Thiên Vương vây đánh bại giặc Ân”. Đúp số 6, tác giả chuyện có ngụ ý. Con số 6 làm chúng tôi nghĩ tới con số “7 ngày”, “7 Khiếu” trong chuyện Thúc, Hốt, Hỗn Độn chương VII Nam hoa kinh của Trang Tử.
Trang Tử là một Triết gia. Nhưng không giống nhà giảng đạo, những tư tưởng triết học Đông phương được cụ hóa văn. Như: Đạo chích(Lửa, chương XXIX), Chim bằng(Nước, chương I), Bào đinh mổ trâu(Cây, chương III)… Ba mươi ba chương trong Nam hoa kinh chương nào cũng đẹp như chương. Vì thế hai nhà dịch bình Nhượng Tống và Lâm Tây Trọng họ chỉ tiêu văn mà chưa muốn đào xới phần gốc. Nam hoa kinh của Trang Tử là sách triết. Mời bạn đọc câu chuyện Hỗn Độn trang 95 chương VII trước khi vào chuyện Thánh Gióng.
Chúa bể Nam là Thúc. Chúa Bể Bắc là Hốt. Chúa khu giữa là Hỗn Độn. Thúc cùng Hốt thường gặp nhau trên đất của Hỗn Độn. Hỗn Độn đãi họ rất Tử tế. Thúc cùng Hốt mưu trả ân Hỗn Độn, nói rằng: “Người ta đều có 7 khiếu để trông, nghe, ăn, ngửi. Riêng ông này không có. Ta đục thử xem. Ngày đục 1 khiếu, 7 ngày mà Hỗn Độn chết”.