Như 4 hành Kim Mộc Thủy Hỏa, Thổ cũng có 2 giai đoạn sinh thành. Giai đoạn sinh là số 5. (5 là lẻ, cơ, dương số gọi số Trời)Giai đoạn thành là số 10. (10 là chẵn, ngẫu, âm số gọi số Đất)Thất khiếu, Hỗn Độn mới có 7 trong 9, còn 2 cái nữa chúng ở đâu ?
Cũng theo Đông y, đầu con người ta thuộc dương Trời, thân thuộc âm Đất. 7 khiếu của Hỗn Độn mà Trang Tử dùng là 2 con mắt trông, 2 tai nghe, 1 miệng ăn, 2 lỗ mũi ngửi đều nằm ở phần đầu. Tức Trang Tử chỉ đề cập đến số 5 dương Trời giai đoạn sinh, không Động gì đến số 10 âm Đất thành Thổ. Cụ thừa biết cơ thể con người có 9 cái lỗ. Nhưng vì dụng con số 7 thành Hoả phương Nam mà bỏ 2 lỗ còn lại trong 9 cái ở phần thân. Như đã nói, nhân vật Hỗn Độn tượng cho số 5 Thổ giai đoạn sinh trước, đầu. (không tượng cho số 10 giai đoạn thành sau, thân)Đây là lẽ thứ 2 Trang Tử dùng thất khiếu.
Vẫn chuyện Hỗn Độn “Người ta đều có 7 khiếu để trông, nghe, ăn, ngửi. Riêng ông này không có ta đục thử xem”. Riêng ngược với chung. Nói riêng vì Hỗn Độn đứng ở số sinh 5 chưa có số 10 thành để gọi “thân chung”. Ông ta vẫn “cô dương”. Trong 5 số sinh Ngũ hành, Hỗn Độn số 5 dương số, số Trời và là ngôi cao nhất nên gọi Ông. “Ông” vì chưa có Bà để âm dương công dụng.
Riêng Ông “này”. Này từ cặp “này nọ” thành ngữ. “Này” hữu hình thuộc âm tức Hỗn Độn vẫn đơn sinh. Vật thuộc âm, dù Hỗn Độn đứng ngôi chí tôn số 5 vẫn là vật, “vật này”. Ông ta còn thiếu vế thứ 2 “nọ” để chấm dứt tình trạng mờ mịt khu giữa. Trang Tử gọi Hỗn Độn, Lĩnh Nam chích quái gọi giặc Ân. “Thúc cùng Hốt mưu trả ân”. Trả ân là trả lại trạng thái bình thường cho Thổ giữa Trung ương. Như đã nói ở trên, biết số 7 Thúc là đã biết số 6 Hốt. Vì cũng như sinh, giai đoạn thành của Ngũ hành, Thủy vào trước Hỏa. Thủy vào trước(đủ 2 số sinh 1 thành 6) Thổ Trung ương không còn yên vị. “Thúc Hốt” chớp nhoáng số 7 thành Hỏa vào theo (đủ 2 số sinh 2 thành 7). Thủy Hỏa cân bằng, số 5 sinh Thổ hết Hỗn Độn. “Mưu” của Trang Tử, “lo liệu” của Thánh Gióng Lĩnh Nam chích quái từ tính triết học này.