Kinh dịch nói “Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo”. 1 sinh 1 thành nên đạo. Ngũ hành mới sinh, giữa Trung ương chưa có hiện tượng gì. Bạn đọc xem hình 1A. Trong 5 số sinh của Ngũ hành số 5 ngôi cao nhất. Hẳn bạn đọc nhớ 10 can thuyết Can Chi, Giáp vị trí số 1 cũng ngôi cao nhất. Chúng ta sẽ gặp chữ “giáp” tức số 5 sinh Thổ ngôi cao nhất chuyện Đổng Thiên Vương tức Thánh Gióng dòng 7 trang 80 “phía Tây Bắc giáp nước Thi La Quỷ” và dòng 17 trang 86 “quân Ân cởi giáp chạy trốn”.
Vẫn Hỗn Độn: “Thúc cùng Hốt thường gặp nhau trên đất của Hỗn Độn”. Thườnglâu dài mãi mãi. Bạn đọc nhìn sơ đồ giai đoạn sinh của 2 hành Thủy Hỏa hình 1A. Thủy có tính thấm nhuận xuống phương Nam. Hỏa có tính hun bốc lên phương Bắc. 2 hành gặp nhau giữa Trung ương Thổ nên gọi thường. “Hỗn Độn đãi họ rất tử tế”. Đãilâu dài mãi mãi. Bạn đọc nhìn sơ đồ giai đoạn sinh của 2 hành Thủy Hỏa hình 1A. là chờ đợi, xử với người như đối đãi. Trong Lạc thư(ngũ hành tương khắc) Thổ khắc Thủy. Hỗn Độn khắc Hốt nên “đối”. Còn trong Hà đồ(Ngũ hành tương sinh) Hỏa sinh Thổ. Thúc là mẹ Hỗn Độn nên đãi. Cả 2 trường hợp khắc: Hỗn Độn khắc Hốt, (Thổ khắc Thủy)sinh: Thúc sinh Hỗn Độn(Hỏa sinh Thổ) là 2 mặt Âm Dương tương phản. Dịch có câu “âm dương đối đãi nhau”, Trang Tử lấy từ ý này mà dùng “đãi”.