Miên man quá xin lỗi bạn đọc! Chúng tôi muốn về với “ông Hỗn Độn” nhưng đang dở dang 4 chữ Cao Sơn cảnh hành trên bức hoành trước cổng đền Hùng Vương.Chúng tôi dịch 2 kiểu: Dịch chữ(còn gọi là vọng dịch, nhìn chữ để dịch). Dịch âm(còn gọi là văn dịch, nghe âm để dịch). Phải như vậy vì chúng tôi thấy các cụ chúng ta ngày xưa Nho học uyên thâm. Thêm nữa Hán tự âm nghe giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác hẳn.: Cao Sơn cảnh hạng! Đây là vọng dịch kiểu 1, chữlà hạng.
Tại sao gọi hạng? “Núi cao” tức số 9 Sơn ở ngôi cao nhất trong 9 số Lạc thư như đã nói. Nếu dùng văn hóa xếp hạng thì Sơn chúng ta hạng nhất, nhì(người xưa phân hạng chỉ có 2: nhất nhì, tốt xấu). Cao sơn phương Nam! Chúng tôi thêm chữ “phương Nam” vì nói núi là nói phương Tây, núi thiên nhiên. Cũng như Thái Sơn bên Tàu, núi ở đền Hùng Vương không lấy gì làm cao so với Himalaya phương Tây Bắc nhưng lại cao. Cao đây là khoảng độ văn hoá. Hạng, Hán tự cónhưng các cụ chúng ta không mà lại dùng chữthay vì là ngụ ý. Đó là tác giả câu Phú đón lõng người đọc để “ngôn ngoại” văn dịch kiểu 2.