Thưa bạn đọc! Chúng tôi rất nhớ ông Hỗn Độn trong chương VII Nam hoa kinh của Trang Tử. Nhưng tại 7 khiếu ông ta mà dụng Cửu, dùng con số 9 khiếu của Người. Lại từ số 9 Lạc thư phải “dây cà dây muống” leo “Cao sơn cảnh hạng”. Bạn đọc thông cảm!Chúng tôi dịch kiểu 2:
Cao Sơn cảnh hạng là 1 câu Phú. Luật trắc bằng của Phú rất đơn giản nhưng nghiêm khắc. 4 chữ thì chữ thứ 2, chữ thứ tư khác thanh là được. Ví như: “Trời nồm tốt mạ”, “Bĩ cực thái lai”, “Ngựa tế Đồng nai”, “ Lĩnh Nam chích quái”…Cao Sơn cảnh hạng. Hạng lẽ ra phải dùng chữ này. Nhưng tác giả câu Phú tin chắc sẽ có người đọc Cao Sơn cảnh hành; Dotrên dưới 10 âm và cũng ngần ấy ngữ nghĩa. Hành tức đi là nghĩa thứ nhất.
Cũng như thơ, luật trắc bằng của Phú nhằm đảm bảo tính nhạc điệu. Bởi thế, đọcra “Cao Sơn cảnh hành” là thất luật, phi nhạc điệu. Cả 2 cái “thất” và “phi” làm cho Phú nghe buồn cười. Nếu có 9 suối chốn Cửu tuyền thì các cụ chúng ta chẳng “ngậm”, chắc chắn sẽ bật lên rằng: “Hậu sinh Nhạc Sơn! Thật uổng 2 chữ Âm luật cho tên ngươi. Đọc vậy mà Lạc Nhạc nghe được ư? Đã thế cho biết: âm hành ngươi đọc chúng ta nghe để dịch là “Ngọc”, Cao Sơn cảnh Ngọc!
Thú thật với bạn đọc chúng tôi rất hoang mang mà tự hỏi: Tại sao lại Ngọc? Hànhcơ mà! Đây mới là Ngọc. Mà Ngọc thì Ngọc nào? Ngọc Thôi lượng, Thôi vĩ, Toại châu…Ngọc Hoàng chúa tể Trời Đông hay Ngọc hoa Công chúa, Giếng Ngọc, Ngọc phả?…
Như ở phần giải 4 chữ Lĩnh Nam chích quái, nước Việt Nam ngày nay hướng chính Nam. Còn Lĩnh Nam ngày xưa hướng Đông Nam ứng với phương quẻ Thiên Trạch Lý trong viên đồ 64 quẻ kép. Bạn đọc xem hình 9A.