Trước quẻ Thiên Trạch Lý là quẻ Địa thiên thái. Hai quẻ thì Thái đọc trước Lý đọc sau; Đọc từ phải sang trái theo chiều vận hành của Lạc thư. Thái đọc trước; Người phương Bắc lấy quẻ Thái làm phương vị bởi họ đứng ở phương Bắc Thủy sinh trước nên phải trước. Lý đọc sau; Lĩnh Nam phương Hỏa sinh sau Bắc Thủy phải chấp nhận lấy quẻ Lý làm phương vị. Dễ nhận thấy chữ Lý có trong danh gọi các triều đại phong kiến nước ta như Lý Nam Đế, Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn… Đặc biệt trong dân ca Lý rất nhiều, điệu hát này tập trung chủ yếu ở Trung Nam bộ. Rõ càng đi sâu vào phương Lý thì điệu Lý nở rộ xuân bông. Miền Bắc có duy nhất Lý quán dốc còn Trung Quốc thì tuyệt nhiên không.
Nói tới Lý, chúng tôi dừng lại đôi điều về họ Lý Long Tường. Họ Lý, tên Lý người phương Bắc có. Nhưng Lý Long Tường là… 1 họ lấy ý từ chữLý dép quẻ Thiên Trạch Lý trùng quái phương Đông Nam. Long là rồng tượng cho hành Hỏa cũng Đông Nam. Trong kiến trúc cổ có 1 kiểu gọi là “thành quách”. Thành ở trong, quách ở ngoài. Thành còn gọi tường tức trong. Như đã nói, Hỏa sinh sau, Âm. Số 2 là ngẫu, số chẵn, Âm. Phương Đông Nam thấp, Âm. Trong thuộc Âm(ngoài thuộc Dương). Dù phương Nam nóng, sáng(phương Bắc lạnh tối) chúng ta vẫn nói vào Nam tức đi vào trong tường, thành. “Cây”, “hoa” là tượng hình vật 2 quẻ chấn và tốn trong Hậu Thiên bát quái Mai hoa dịch. Quẻ chấn chính Đông, quẻ tốn Đông Nam. Sơn là số 9 Lạc thư cũng Đông Nam. Hoa Sơn là hiệu của họ Lý Long Tường. Vậy Lý Long Tường là Lý của người phương Nam.
Phương Đông Nam hướng quẻ Lý là biển. (Phật giáo gọi Nam hải)Ngoài đó cóCôn sơn. Sơn là số 9 Lạc thư. Côn là côn Ngọc anh emlấy ý từ 2 hành Thủy Hỏa Thúc Bá của Trang Tử. Cônlà hỗn diệu rực rỡ chói lọi vì Đông Nam phương mặt trời mọc nóng sáng.Côn là cá côn. Cá còn đọc cả, đại nghĩa Nam Hỏa cũng là phương lớn, hành lớn đối trọng ngang bằng với Bắc Thủy.
Tương truyền ngoài Nam hải có 3 hòn đảo Tiên. (3 là số sinh của hành Mộc bên trái Đông)Trong đó có một hòn gọi là Châu dinh, nhà Ngọc. Có cả Ngọc trai, những đứa con của Mỵ Châu, vùng đất Ngọc còn ngủ say mộng mị trong truyền thuyết An Dương Vương. Lại có cả Ngọc hành, 1 loài thảo dược bổ dương tráng vật… Ôi Lĩnh Nam ta nhiều Ngọc quá! Ngọc nào các nhà Nho văn dịch cho 4 âm “Cao Sơn cảnh hành” đây?