Trở lại với nhân vật Hỗn Độn. 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì 2 hành Thủy Hỏa quan trọng nhất. Thủy sinh trước ngôi Đế, Hỏa sinh sau ngôi Vương. Chương VII Ứng Đế Vương Nam hoa kinh của Trang Tử bàn triết lý Thủy Hỏa.
Chúa bể Nam là Thúc, chúa bể Bắc là Hốt, chúa khu giữa là Hỗn Độn. Thúc cùng Hốt thường gặp nhau trên đất của Hỗn Độn. Hỗn Độn đối đãi họ rất tử tế. Thúc cùng Hốt mưu trả ân Hỗn Độn nói rằng: Người ta đều có 7 khiếu để trông, nghe, ăn, ngửi. Riêng ông này không có. Ta đục thử xem. Ngày đục 1 khiếu. 7 ngày mà Hỗn Độn chết.
Chúng tôi tóm lược: Hai hành Thủy Hỏa trong 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đang ở giai đoạn sinh. Thủy Hốt số 1 Bắc thấm nhuận xuống Nam. Hỏa Thúc số 2 Nam hun bốc lên Bắc. 2 hành đồng thời gặp nhau ở giữa Trung ương. Thổ lúc này vẫn ở giai đoạn sinh 5.
Giai đoạn thành của Ngũ hành được bắt đầu bằng câu “Đất lấy số 6 mà làm cho thành Thủy” Kinh dịch. Ở ngôi cao nhất trong 5 hành giai đoạn sinh đơn cực. Trong lúc đó Thủy có đầy đủ sức mạnh Âm Dương sinh thành nên giữa Trung ương lộn xộn. Hiện tượng này Trang Tử gọi bế tắc, Đổng Thiên Vương ví “giặc ân” “manh tâm muốn thôn tính các nước xung quanh”.
Hỗn Độn giữa Trung ương Thổ có nguyên nhân thứ 2 nhưng quyết định đó là cán cân Thủy Hỏa Bắc Nam thiên lệch. Vì như đã nói Thủy đủ 2 số sinh 1 và thành 6, còn Hỏa vẫn đơn số 2 sinh.
Muốn giải quyết tình trạng trên, hành Hỏa phải lập tức vào giai đoạn thành. Thế là “7 khiếu”, “7 ngày”, chương VII Ứng Đế Vương Nam hoa kinh của Trang Tử ra đời tượng cho hành Hỏa phương Nam cũng đầy đủ sức mạnh để “kẻ kia 9 lạng người này nửa cân”.”Gióng gánh cân bằng”. Chim bằng bể Bắc được cái “các” ao Nam đo ngang. Mọi “bế tắc” “manh tâm” giữa Trung ương Thổ hết. “Đục 7 ngày mà Hỗn Độn chết”, chữ “đục” Trang Tử lấy từ thành ngữ “cưa dứt đục thông”. Bạn đọc xem hình 14A. (Kỳ tiếp: Chuyện Đổng Thiên Vương)