“Các bô lão đến sân rồng cấp báo”…Cáclà cái ao, cái hộc, cái đấu dùng để đo cho bằng. Chữ này trong dân gian vẫn còn như mỗi khi nhận đồ vật người ta thường bảo nhau phải “ao lại”, tức phải đo lại cho bằng đúng. Hành Hỏa phương Nam sinh sau là vật thứ 2 đo bằng hành Thủy sinh trước vật thứ nhất. Bạn đọc xem chương I Tiêu dao du Nam Hoa Kinh. Đây là chương Trang Tử bàn về số 1 sinh của hành Thủy khởi đầu vũ trụ. “Bể Bắc có loài cá, tên nó là côn…hóa mà làm loài chim, tên nó bằng…”
Cá thuộc âm, Thủy thuộc âm nên ví cá(cá còn đọc cả, nghĩa Bắc với hành Thủy chỉ là phương lớn, hành lớn). Chim thuộc dương. (1)Là lẻ, cơ, dương số nên số 1 sinh Thủy tác giả ví chim, Chim bằng.
Trong tự nhiên có loài chim lớn thế không mà dòng 5 trang 29 nói: “…Cánh của nó như đám mây rũ ngang trời. Loài chim ấy bể động thì dời sang bể Nam…”Dòng 9: “đi 6 tháng mới nghỉ”. Bạn đọc xem hình 3B. Hà đồ là vòng quay của 1 năm: Đông sinh Xuân, Xuân sinh Hạ, Hạ sinh trưởng Hạ, trưởng Hạ sinh Thu, Thu sinh Đông.Từ Bắc sang Nam tức từ Đông sang Hè nửa năm, 6 tháng. Chim bằng là số 1 sinh của hành Thủy!
Chú thích:
(1)Dương có tính thượng thăng (âm có tính hạ giáng) mà lên với người Thiên cổ. Gà thuộc bộ điểu, chim. Tục cúng gà trống non chưa đạp mái tức thuần dương (số 1 sinh của hành Thủy thuần dương, chưa phối ngẫu với âm số 6 thành) từ tính triết học này.