“Chim bằng”. Bằng từ thành ngữ “bằng ngang phải lứa”. Bằng, bình, biền nhưThủy bình, nước bằng phẳng. Nghĩa là hành Thủy tuy sinh trước nhưng cũng chỉ ngang bằng với 4 hành Kim, Mộc, Hỏa, Thổ còn lại. Triết lý này Trang Tử đã khẳng định ở chương II Tề vật luận: 5 vật Kim Tây số 4, Mộc Đông số 3, Thủy Bắc số 1, Hỏa Nam số 2 và Thổ Trung ương số 5 đều bằng nhau. Trong 5 hành Ngũ hành thì 2 hành Thủy Hỏa quan trọng nhất cho sự sinh hóa vạn vật. Chúng như 2 cái “các”, ao đo nhau. Bạn đọc xem dòng 6 trang 29: “…Bể nam là ao Trời…” và dòng 15, 16 trang 30 “…phía Bắc miền hiếm cây…” có bể thẳm tức ao Trời(1)…” Đáp ý “bằng”, “ao” của Trang Tử, tác giả chuyện Đổng Thiên Vương thuận lý dùng “các” cho đề chuyện “Các bô lão đến sân rồng cấp báo, Đổng Thiên Vương vây đánh bại giặc Ân”. Chúng tôi tiếp tục:
“Hồi 6”… “Thời (thì) Hùng Vương ngành(nhánh, chi) thứ 6”. Đúp số 6. Sơ ý lặp tự chăng? Không phải! Đây là phép xướng đề. Mục đích hướng người đọc vào vấn đề tác phẩm (như số VII, 7 khiếu, 7 ngày chuyện Thúc Hốt, Hỗn Độn của Trang Tử). Bạn đọc xem hình 4B. Trong hình, 6 là số thành hành Thủy. Lặp con số 6 nghĩa là khi hành Thủy phương Bắc bắt đầu vào giai đoạn thành 6 thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với 4 hành Kim, Mộc, Hỏa, Thổ vẫn ở giai đoạn sinh. Trực tiếp là Hỏa vì Thủy khắc Hỏa và Thổ vì Thổ khắc Thủy. Chúng ta dễ nhận phép xướng đề ở “Hồi 1 họ Hồng bàng đầu tiên, đầu tiên là số 1. Hồi 2 thời Hùng Vương ngành thứ 2 chuyện Lạc Long Quân diệt Ngư tinh. Hồi 3 thời Hùng Vương ngành thứ 3 chuyện Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đầm(đoài). Hồi 4 thời Hùng Vương ngành thứ tư chuyện trầu cau anh em Tân Lang. Hồi 5 thời Hùng Vương ngành thứ 5 chuyện dưa hấu An Tiêm. Hồi 7 thời Hùng Vương ngành thứ 7 chuyện cáo 9 đuôi. Hồi 8 thời Hùng Vương ngành thứ 8 chuyện Quỷ Xương Cuồng. Hồi 9 thời Hùng Vương ngành thứ 9 chuyện Lang Liêu và bánh trưng…”
Chú thích:
(1)Đọc thì ao là hồ. Chữ hồ 2 tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc Trung quốc từ “các” ao này.