Là thư, văn phải tự, chữ.Hà đồ và Lạc thư là Học thuyết Ngũ hành. Nhưng tại sao Kinh dịch không 5 vật cho dễ hiểu mà phải “chủng chẳng” Bát tự “sông Hà hiện đồ, sông Lạc hiện thư”. Khiến cho kẻ văn bất đắc dĩ như chúng tôi nhiều khi phải “rã rời” buông bút: “sông Hà là sông Hoàng hà…”. “Sông Lạc là 1 nhánh của sông Hoàng hà…” Tinh thần Kinh dịch. Nói long chưa chắc đã Rồng phải chăng nói Hà chắc gì đã sông. Vậy sông Hà ở đây là gì? Chúng tôi tự hỏi vì 2 chữ sông và Hà dường như 1 nghĩa “giang”. Nếu thế là sai văn pháp.
Trên kia, trên cả Tây bắc Trung hoa, bên kia ngọn Hymalaya là Ấn độ(1). Quốc gia của nền Văn minh tối cổ này có 1 con sông tên chữHằng nghĩa là lâu bền mãi mãi. Chúng tôi cho rằng Hà và Lạc trong 8 chữ sông Hà hiện đồ sông Lạc hiện thư không phải “thực” mà là “Văn”, sông Văn. Chúng có quan hệ tinh thần với xứ Thổ dân Indi’a trên kia.
Người xưa lấy sông núi để chia các vùng đất gọi làchâu. Như Châu ô, Châu lý(2). Sông Hán, sông Nguyên(3). Mỵ châu(4), Phong châu(5)…“Sông Hà hiện đồ, sông Lạc hiện thư”. Sông lạc. Lạc là vui thích, Âm nhạc tượng cho phương Nam. Sông Lạc là vùng đất người phương Nam. Biết Nam, vế chính sẽ là Bắc. Sông Hà. Hàlà sông Thiên hà trên Trời. Làm gì có Trời với cả sông trên ấy. Phải chăng Hinduganga mà người Indi’a(6) gọi sông Hằng?
Chú thích:
(1)Âm Ấn độ được phiên từ âm tiết Indo trong các chữ hệ Latinh. Như Indo’European, tiếng Anh là loại ngôn ngữ kết hợp giữa tiếng Ấn và tiếng Âu. Khởi nguyên chữ Hán là tiếng Phạn. Indo chúng tôi dịch âm là Ấn độ. Ấn: in, con dấu, khắc chữ…Độ: Thổ độ, đất, đất có người sinh sống, Thổ dân, giống Thổ, 1 âm(Nhạc) gọi là Đô…Indo ý Ấn độnhư 1 trong những cái nôi của Nhân loại.
(2)Ô là màu đen, màu đen thuộc Thủy. Thủy sinh tại Bắc. Châu ô là vùng đất của người phương Bắc. Lý từ chữ Lý dép, quẻ Thiên trạch lý trùng quái phương Đông Nam. Châu Lý là vùng đất của người phương Nam.
(3)Hánlà chỗ sườn núi có thể làm nhà ở được. Háncòn là 1 giống ở cao nguyên Tây tạng trước thời Hoàng đế. Sông Hán là vùng đất của người Hán. Nguyênlà vốn như nguyên bản. Nguyên còn là bắt đầu, xuất phát, to lớn. Sông Nguyên ý vùng đất của ThổĐộ.
(4)Mỵ Châu. Mỵlà ngủ say. Châu là vùng đất.Châucòn là Ngọc châu Ngọc trai. Ngọc tượng cho phương Đông(Vàng tượng cho phương Tây). Mỵ Châu là vùng Đất phương Nam còn ngủ say.
(5)Hoàng Đế nội kinh là sách gối đầu của Nhà y. Giải thích Gan, 1 trong 5 Tạng con người, sách viết: Đông phương sinh Phong, Phong sinh Mộc, Mộc sinh toan, toan sinh Can. Nghĩa là phương Đông sinh ra gió, gió sinh ra cây, cây sinh ra vị chua, vị chua sinh ra Gan. Phong Châu là vùng đất của gió. Quẻ Tốn gió Hậu thiên bát quái xếp Đông Nam từ tính triết học này).
(6)Các chữ hệ Latinh như Indi’a, Indi’an, Indi’genous, Indi’genducspeopl, Indi’aner… gốc từ là Indi. In: ấn, con dấu, khắc chữ. Đi: hành,in ấn xong phát hành ra gọi là Indi.