Bạn đọc xem ảnh chụp chân dung Pitago, bức tượng thuộc phái Siêu thực.
Một nửa phần trên Pitago đặt giữa 1 tấmbảng yết thị (thuộc bộ phiến có 1 nghĩa là danh thiếp). Giữa tấm yết thị là chân đế ôm, đỡ 1 ý Văn kiểu phương Đông. “Trời tròn Đất vuông”. Cái khăn vấn đầu màu trắng khởi từ trái sang phải theo chiều Ngũ hành tương sinh kiểu Ấn độ(người Hy lạp mặc áo choàng và đội mũ). Trong con Người đầu thuộc Dương Trời, thân thuộc Âm Thổ nên thân Pitago vuông đặt trên 1 cái đế cũng vuông tượng cho Đất. Chú ý nhất là râu. Bộ râu quặp kiểu “nhất vợ nhì giời” và cả tóc mai ôm lấy râu cằm. Râu cằm là 1 chòm nhưng đây tẽ làm đôi. Hình hài như 1 vật gì đó nửa lạ nửa quen. Tác giả ý gì vậy? Chúng tôi xin 100 lạy. Mong hương hồn Pitago tha thứ rằng hậu sinh chỉ bàntượng, không dám bàn con Người thực thể của ông.
50 năm tiếp xúc với văn hóa Ấn độ, tư tưởng Pitago bị ảnh hưởng rất lớn. Nhà Triết học thấy các sách như Vệ đà, Sâm lâm thư, Áo nghĩa thư…đều là sách bàn lẽ Trời Đất. Nhưng khác người Hy lạp, những tư tưởng Triết học Âm Dương, Ngũ hành, Can chi, Vận khí, Bát quái và cả Trùng quái; Chúng đều được người bản địa diễn thành Nhạc, Văn, Hội họa.
Triết học Ấn độ coi Âm, Sắc là 2 trong nhiều mảng cấu thành. Âmtiếng. Tiếng phát ra có điệu, trong đục, cao thấp; Tiếng phát ra thành Văn Ngôn cả 2 đều là Nhạc Văn. Sắcmàu. Như Ngũ sắc(xích hắc thanh hoàng bạch). Sắc đẹp, bóng dáng, cảnh sắc, sắc tướng…Tất cả đều là Sắc. Ảnh hưởng hoàn toàn Ấn độ nên dù ở Hy lạp, Pitago còn hoạt động cả Nhạc Họa. Ngoài 2 lĩnh vực chung Triết học, Toán học, trường phái này còn có đóng góp to lớn cho nền Âm nhạc và Hội họa nhân loại. Đặc biệt là Hội họa Siêu thực như bức chân dung nhà lãnh đạo Pita.