Vào luận bàn “sư nói sư phải vãi nói vãi hay”. Nhiều ý kiến trái nhau nhưng rốt cuộc vẫn quy tụ: Cái gọi vua Ai cập này chỉ 1 trong nhứng bức điêu khắc thuộc phái Siêu thực của Hội Họa. Người Pháp, ông Froissart với nhóm cộng sự của mình khai cuộc. Ông nói: Siêu thực. Siêu là không chịu đặt mình vào khuôn mẫu nào, vượt qua bầy đàn, hơn hẳn các bậc. Siêu là xa như viễn xứ, miền đất xa xôi. Mờ ảo khó nhìn thấy cũng là siêu như siêu hình, hình hài khó nắm bắt.
Nói rồi ông Froissart bỏ phần thực hình nhân vua Ai cập. Vượt qua khoảng ngăn cách ngay má ngoài chân trái Pharaon (góc dưới bên trái phương Đông Nam bức điêu khắc)(1) bàn tiếp phần siêu, mảng quyết định chủ đề tác phẩm. Trước khi vào chi tiết ông Froissart giới thiệu sơ lược các họa tiết.
Bên phải cái ghế bị cắt bỏ vai chế từ thân một loài cây không có người ngồi, dưới cùng nó là 1 đôi giày cao cổ. Tiếp lên là hàm 1 con rồng cái, miệng nhả ra cái đầu và cổ 1 con nhân xà. Lên nữa là đầu 1 con nhện không có thân và tiếp lên nữa, trên mặt ghế là già nửa 1 con nhộng tằm. Mặt trái phần trên ghế là những họa tiết được cách điệu từ những họa tiết đền Vàng Indo. Toàn bộ cái ghế như vương tơ 1 loài côn trùngnhện(2).
Chú thích:
(1)”Đấng Thánh nhân quay mặt về phương Nam trị vì thiên hạ”_Lão Tử. Vua Ai cập nhìn về phương Nam.
(2)Nhện là 1 trong những loài trùng có sớm nhất trên trái đất. Tục dùng cành cây (chi, mộc) rào chắn trong 3 ngày yểm không cho Trùng bắt mang đi ở phong tục mai táng của người phương Đông như Trung hoa, Việt nam, Triều tiên… từ trùng, con nhện này.