Nghỉ giữa giờ các cuộc Hội thảo văn nghệ thường là những phiếm luận. Quả vậy, cử tọa đi lại cởi mở với nhau. Có người nói: Người Pháp và người Anh cậy có ngôn ngữ phổ thông mà lạm dụng. Nhưng cũng có người cho rằng: Chữ viết phản ánh đời sống nên dùng chúng để nghiên cứu con người là đương nhiên. Lại có ý: Người Pháp dùng từ sai. Ví như điêu khắc thì nói bức Họa còn bức Họa thì nói điêu khắc. Cũng có người phản bác: Vẽ là dùng bút mực diễn lên Papyrus. Nhưng nếuhọa thì đã có vẽ, ngoài ra có vạch, khắc… Do vậy người ta thêm chữ hội(tụ) cho Họa. Gọi điêu khắc đã có Họa, gọi bức Họa đã có điêu khắc. Hội Họa là tụ các môn Họa.
Ý kiến qua lại nhiều nhưng cởi mở nhất là người Áo và người nước chủ nhà. Ông Heinrich:
-Tôi không hiểu tại sao biết tôi là người Áo mà bà Nothomb vẫn dùng thành ngữ Trung hoa “Giá áo túi cơm” trong khi tôi đang cởi áo chờ giải lao?
-Bà Nothomb người Pháp gốc Đức đấy!… Người Ai cập thì khôi hài hơn:
-Tiếng Đức thật thô bỉ! Pharaon RaMesses II là Vua vĩ đại nhất. Không riêng gì “của” chúng tôi, “cụ” còn là “của” loài Người, ai ai cũng phải kiêng dè. Ấy vậy giờ là “giá áo, túi cơm” thật chẳng ra thể thống gì nữa. Ôi, Vua bị lăng nhục như thần dân bị lăng nhục! Và thế là phiếm luận của người nước đăng cai bắt đầu:
– Ta thích cụ Nhân sư,
Cạo trọc đầu đi tu.
Nên vào trong Gi’za,(1)
Tránh gió thổi sương sa.
– Tôi muốn có chìa khóa,(2)
Trên mồm, tay con chó.
Để vào được hầm mộ,
Mở thêm đôi cánh cửa.(2)
– Tôi muốn có cái tai,(3)
Của ả Nhất vòi Voi.
Để về với Trần Ai,
Nghe nhạc vua tai Voi(8)(8)(8).
– Tôi muốn thành con Khỉ,(4)
Nhưng phải là vượn nhé.
Sắc mặt gan cóc tía,
Mà sâu tình thẳm ý.
– Ta muốn quỷ S’phin’x,(5)(5)
Nhao xuống vực sông Ni’n.
Giũ hết những tinh linh,
Dân yên hưởng thái bình…
Không khí trào lộng của 10 phút giải lao Hội thảo sẽ gia tăng nếu như không có 2 tiếng boong boong phát ra từ cái chuông đồng dưới bụng thần Ra mặt trời. Đi kèm là hiệu lệnh bằng tiếng Áo: Thôi đi các Ngài! Hậu nghệ(7)đã hóa làm con cóc, Molière không phục sinh. Còn AzizNesin, mẹ ông ta chưa ở cữ!
Chú thích:
(5)Quái vật Sphinx trong kịch vua Edip của Hy lạp.
(7)Tích xưa Ai cập: Hậu Nghệ đánh cắp bảo bối trường sinh của Phật hóa làm con cóc chạy trốn vào Mặt trăng.