Hướng dẫn đọc Kinh dịch

Thánh Gióng trang 10

Miên man quá xin lỗi bạn đọc! Chúng tôi muốn về với “ông Hỗn Độn” nhưng đang dở dang 4 chữ Cao Sơn cảnh hành trên bức hoành trước cổng đền Hùng Vương.Chúng tôi dịch 2 kiểu: Dịch chữ(còn gọi là vọng dịch, nhìn chữ để dịch). Dịch âm(còn gọi là văn dịch, nghe âm để dịch). Phải như vậy vì chúng tôi thấy các cụ chúng ta ngày xưa Nho học uyên thâm. Thêm nữa Hán tự âm nghe giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác hẳn.: Cao Sơn cảnh hạng! Đây là vọng dịch kiểu 1, chữlà hạng.

Tại sao gọi hạng? “Núi cao” tức số 9 Sơn ở ngôi cao nhất trong 9 số Lạc thư như đã nói. Nếu dùng văn hóa xếp hạng thì Sơn chúng ta hạng nhất, nhì(người xưa phân hạng chỉ có 2: nhất nhì, tốt xấu). Cao sơn phương Nam! Chúng tôi thêm chữ “phương Nam” vì nói núi là nói phương Tây, núi thiên nhiên. Cũng như Thái Sơn bên Tàu, núi ở đền Hùng Vương không lấy gì làm cao so với Himalaya phương Tây Bắc nhưng lại cao. Cao đây là khoảng độ văn hoá. Hạng, Hán tự cónhưng các cụ chúng ta không mà lại dùng chữthay vì là ngụ ý. Đó là tác giả câu Phú đón lõng người đọc để “ngôn ngoại” văn dịch kiểu 2.

Thánh Gióng trang 11

Thưa bạn đọc! Chúng tôi rất nhớ ông Hỗn Độn trong chương VII Nam hoa kinh của Trang Tử. Nhưng tại 7 khiếu ông ta mà dụng Cửu, dùng con số 9 khiếu của Người. Lại từ số 9 Lạc thư phải “dây cà dây muống” leo “Cao sơn cảnh hạng”. Bạn đọc thông cảm!Chúng tôi dịch kiểu 2:

Cao Sơn cảnh hạng là 1 câu Phú. Luật trắc bằng của Phú rất đơn giản nhưng nghiêm khắc. 4 chữ thì chữ thứ 2, chữ thứ tư khác thanh là được. Ví như: “Trời nồm tốt mạ”, “Bĩ cực thái lai”, “Ngựa tế Đồng nai”, “ Lĩnh Nam chích quái”…Cao Sơn cảnh hạng. Hạng lẽ ra phải dùng chữ này. Nhưng tác giả câu Phú tin chắc sẽ có người đọc Cao Sơn cảnh hành; Dotrên dưới 10 âm và cũng ngần ấy ngữ nghĩa. Hành tức đi là nghĩa thứ nhất.

Cũng như thơ, luật trắc bằng của Phú nhằm đảm bảo tính nhạc điệu. Bởi thế, đọcra “Cao Sơn cảnh hành” là thất luật, phi nhạc điệu. Cả 2 cái “thất” và “phi” làm cho Phú nghe buồn cười. Nếu có 9 suối chốn Cửu tuyền thì các cụ chúng ta chẳng “ngậm”, chắc chắn sẽ bật lên rằng: “Hậu sinh Nhạc Sơn! Thật uổng 2 chữ Âm luật cho tên ngươi. Đọc vậy mà Lạc Nhạc nghe được ư? Đã thế cho biết: âm hành ngươi đọc chúng ta nghe để dịch là “Ngọc”, Cao Sơn cảnh Ngọc!

Thú thật với bạn đọc chúng tôi rất hoang mang mà tự hỏi: Tại sao lại Ngọc? Hànhcơ mà! Đây mới là Ngọc. Mà Ngọc thì Ngọc nào? Ngọc Thôi lượng, Thôi vĩ, Toại châu…Ngọc Hoàng chúa tể Trời Đông hay Ngọc hoa Công chúa, Giếng Ngọc, Ngọc phả?…

Như ở phần giải 4 chữ Lĩnh Nam chích quái, nước Việt Nam ngày nay hướng chính Nam. Còn Lĩnh Nam ngày xưa hướng Đông Nam ứng với phương quẻ Thiên Trạch Lý trong viên đồ 64 quẻ kép. Bạn đọc xem hình 9A.

Thánh Gióng trang 12

Trước quẻ Thiên Trạch Lý là quẻ Địa thiên thái. Hai quẻ thì Thái đọc trước Lý đọc sau; Đọc từ phải sang trái theo chiều vận hành của Lạc thư. Thái đọc trước; Người phương Bắc lấy quẻ Thái làm phương vị bởi họ đứng ở phương Bắc Thủy sinh trước nên phải trước. Lý đọc sau; Lĩnh Nam phương Hỏa sinh sau Bắc Thủy phải chấp nhận lấy quẻ Lý làm phương vị. Dễ nhận thấy chữ Lý có trong danh gọi các triều đại phong kiến nước ta như Lý Nam Đế, Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn… Đặc biệt trong dân ca Lý rất nhiều, điệu hát này tập trung chủ yếu ở Trung Nam bộ. Rõ càng đi sâu vào phương Lý thì điệu Lý nở rộ xuân bông. Miền Bắc có duy nhất Lý quán dốc còn Trung Quốc thì tuyệt nhiên không.

Nói tới Lý, chúng tôi dừng lại đôi điều về họ Lý Long Tường. Họ Lý, tên Lý người phương Bắc có. Nhưng Lý Long Tường là… 1 họ lấy ý từ chữLý dép quẻ Thiên Trạch Lý trùng quái phương Đông Nam. Long là rồng tượng cho hành Hỏa cũng Đông Nam. Trong kiến trúc cổ có 1 kiểu gọi là “thành quách”. Thành ở trong, quách ở ngoài. Thành còn gọi tường tức trong. Như đã nói, Hỏa sinh sau, Âm. Số 2 là ngẫu, số chẵn, Âm. Phương Đông Nam thấp, Âm. Trong thuộc Âm(ngoài thuộc Dương). Dù phương Nam nóng, sáng(phương Bắc lạnh tối) chúng ta vẫn nói vào Nam tức đi vào trong tường, thành. “Cây”, “hoa” là tượng hình vật 2 quẻ chấn và tốn trong Hậu Thiên bát quái Mai hoa dịch. Quẻ chấn chính Đông, quẻ tốn Đông Nam. Sơn là số 9 Lạc thư cũng Đông Nam. Hoa Sơn là hiệu của họ Lý Long Tường. Vậy Lý Long Tường là Lý của người phương Nam.

Phương Đông Nam hướng quẻ Lý là biển. (Phật giáo gọi Nam hải)Ngoài đó cóCôn sơn. Sơn là số 9 Lạc thư. Côn là côn Ngọc anh emlấy ý từ 2 hành Thủy Hỏa Thúc Bá của Trang Tử. Cônlà hỗn diệu rực rỡ chói lọi vì Đông Nam phương mặt trời mọc nóng sáng.Côn là cá côn. Cá còn đọc cả, đại nghĩa Nam Hỏa cũng là phương lớn, hành lớn đối trọng ngang bằng với Bắc Thủy.

Tương truyền ngoài Nam hải có 3 hòn đảo Tiên. (3 là số sinh của hành Mộc bên trái Đông)Trong đó có một hòn gọi là Châu dinh, nhà Ngọc. Có cả Ngọc trai, những đứa con của Mỵ Châu, vùng đất Ngọc còn ngủ say mộng mị trong truyền thuyết An Dương Vương. Lại có cả Ngọc hành, 1 loài thảo dược bổ dương tráng vật… Ôi Lĩnh Nam ta nhiều Ngọc quá! Ngọc nào các nhà Nho văn dịch cho 4 âm “Cao Sơn cảnh hành” đây?

Thánh Gióng trang 13

Nói Đông ngoài chính Đông có thêm Đông Nam. Tương tự Tây, ngoài chính Tây còn thêm Tây Bắc. Trong Hậu Thiên bát quái hai quẻ kiền Trời và đoài Trạch thuộc Kim vì Kim sinh thành tại Tây. Bạn đọc xem hình 10A.

Vũ trụ có 4 phương chính Đông Tây Nam Bắc. Âm Dương là đối xứng. Đông đối Tây, Nam đối Bắc. Hai phương Bắc Nam tuy đối xứng nhưng người xưa không cho là Âm Dương. Vì 2 hành Thủy Hỏa, tuy Thủy dập tắt Hỏa nhưng Hỏa có khả năng biến Thủy thành dạng hơi. Như mặt trời là một thứ lửa đốt nóng trái đất. Hơi nước ở các sông ngòi, hồ ao, biển cả bốc lên cao. Ở trên cao hơi nước gặp lạnh ngưng thành nước rơi trở về trái đất. Chu trình này cứ diễn năm này qua năm khác. Thêm nữa “Âm trung chi Dương, Dương trung chi Âm”. Tuy sinh trước, số 1 cơ, Dương nhưng Thủy thuộc Âm. Sinh sau, số 2 ngẫu, Âm nhưng Hỏa lại thuộc Dương. Nghĩa là Thủy thì trong Âm có Dương, Hỏa thì trong Dương có Âm. 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì 2 hành Thủy Hỏa quan trọng nhất cho sự sinh hoá vạn vật. Là 2 thứ “kỳ phùng địch thủ”.

2 phương Đông Tây mới biểu đạt cho Âm Dương. Phương Đông mặt trời mọc người xưa đọc trước. Phương Tây mặt trời lặn đọc sau. “Đấng Thánh nhân quay mặt về phương Nam trị vì thiên hạ”. Phía tay trái đọc trước, tay phải đọc sau. Như “tả dực hữu dực”, “Đông đào Tây liễu”. “Xuân Thu”: Mùa xuân ứng phương Đông bên trái, mùa thu phương Tây bên phải. “Ba thu”: số 3 sinh Mộc bên trái Đông, mùa thu ứng bên phải Tây. Ba Thục: số 3 sinh Mộc bên trái Đông. Thục là chín, đun chín, đồ chín đồng âm với chín, cửu, số 9 thành Kim phương Tây bên phải… Quan niệm trước sau ở đây chỉ đơn thuần dựa theo phương mọc lặn của mặt trời. Thực ra Trời tức Dương mới tại Tây, Tây Thiên.

Thánh Gióng trang 14

Phương Tây Bắc quẻ Kiền Trời, phương đối là Đông Nam quẻ tốn. Bạn đọc xem hình 11A. Trong Hậu Thiên bát quái Mai hoa dịch, 2 quẻ Kiền và đoài Thuộc Kim vì ở Tây Kim. 2 quẻ chấn và tốn thuộc Mộc vì ở Đông Mộc. Bạn đọc xem hình 12A.

Đông Tây tức Âm Dương, Trời Đất. Tây Kim khắc được Đông Mộc, Kim khắc Mộc. Nếu ngược lại Mộc không khắc được Kim. Không như  2 hành Thủy Hỏa, Kim và Mộc phải một mất một còn. Kẻ còn đó là Dương Kim Trời. Điều này được chứng minh ở một cái lễ Nhà chùa, lễ trùng tu gọi “phạt Mộc”. Phạt không cho Mộc lấn lướt quyền cao chức trọng của Dương Kim Trời. Bởi Phật giáo với nền tảng triết học Đông phương coi Mộc là vật nhưng phải giữ 1 cực để dựng Âm Dương Đất với Trời mà thôi.

Trời Đất ở 2 ngôi định vị. Trời đứng ở Tây Bắc, Tây Thiên thì Đất nằm ở Đông Nam, Đông Thổ. Trời Thuộc dương Kiền, Đất Thuộc âm Khôn. Cũng như Mộc với Kim, Đất cũng chỉ là vật hữu dụng không thể so với Trời. Phương Đông Nam thuộc Thổ! Bạn đọc khoan bất bình vì trong Hà đồ, Thổ ứng giữa Trung ương mà đây phương Đông Nam. Có điều gì chưa ổn chăng ?

Một năm có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Mùa Xuân thuộc Mộc, Hè thuộc Hỏa, Thu thuộc Kim, Đông thuộc Thủy. Trái đất quay trên một trục nghiêng khoảng 23 độ nên cứ 4 vòng hết 1 chu kỳ lại về ban đầu. 4 vòng với 4 tháng cuối của mỗi mùa đó là tháng 3 Thìn, tháng 6 Mùi, tháng 9 Tuất, tháng chạp Sửu thuộc Thổ, (có sách nói chỉ 18 ngày cuối của 4 tháng đó mới thuộc Thổ)Chúng đều ứng giữa Trung ương. Bạn đọc xem hình 13A.

Vũ trụ bên trái Đông thuộc Thủy hữu hình, biển cả. (bạn đọc không nhầm Thủy vô hình tức “nước trong nguồn” khởi ở Tây Bắc)Bên phải Tây thuộc Kim vô hình. Con người là tiểu vũ trụ. Cũng như vũ trụ Mẹ, bên trái là đường lối của Huyết, Huyết hữu hình thuộc Âm. Bên phải là đường lối của Khí, Khí vô hình thuộc Dương. Nước hữu hình biển cả cũng như Huyết trong con người ta với Mộc cây và Thổ hữu hình nữa, tất cả chỉ vật hữu dụng. (Bạn đọc xem thang dược Tứ vật bổ Huyết và bài Tứ quân tử thang bổ Khí trong cuốn Hải Thượng lãn ông tâm lĩnh. Bác sỹ Nguyễn Văn Thang giới thiệu. Nhà xuất bản Y học)Chữ cảnh mà vật trên bức hoành trước cổng đền Hùng Vương nguyên ý “vật” hữu dụng.

Thánh Gióng trang 15

Thưa bạn đọc! Như đã nói, do chúng tôi đọc sai luật trắc bằng câu phú “Cao Sơn cảnh hạng” thành “Cao Sơn cảnh hành” mà các nhà Nho “chơi chữ nghịch âm” hành thành Ngọc.

Hà đồ Mai hoa dịch nói: Thổ sinh Kim. Thổ vô hình giữa Trung ương sinh Kim Tây. Tương tự Thổ hữu hình 4 phương phụ đều sinh được Ngọc. Trong 4 phương phụ: Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, phương Đông Nam thấp. Lại là phương đối Tây Bắc quẻ kiền Trời nên triết học lấy điển hình làm Thổ. Đông Thổ đối Tây Thiên, hữư hình đối vô hình, trái đối phải, Ngọc đối Vàng… Ngạn ngữ: “ngôn vi Ngọc, ngậm vi Kim”. Lời nói là Ngọc, im lặng là vàng phải chăng dựa vào triết lý 2 phương Âm Dương, Đông Tây, trái phải…? Chúng tôi phân vân và thật sự hoang mang về âm “hành” trong Cao Sơn cảnh hạng. Tại sao Ngọc mà thừ người trước chữ Ngọc được tra từ âm “hành” trong cuốn Tự điển Hán Việt của cố nhà sư Thiều Chửu.Ngọc này là Ngọc đeo gồm chữ Ngọc, bên cạnh thêm chữ hành thì giật nẩy người: “Cao Sơn cảnh Ngọc… hành ôhô Nhạc Sơn. Do ngươi đấy thôi. Cố tình đọc sai luật trắc bằng Phú nhưng… cũng thuận ý chúng ta! Đây là cao văn hóa, dụng số 9 Lạc thư chứ Thái gì kia mà gọi Sơn, Cao Sơn. Kim Sơn! Hymalaya…”Chúng tôi nghe như có tiếng từ rất xa những dãy non xứ Thục xuyên. Xen lẫn là tiếng rền như sấm của âm Hùng với 18 thời, ngành(nhánh chi) vương, vượngtriết học: “Cao Sơn cảnh hạng”, “Cao Sơn cảnh Ngọc”! Như trong nắng sớm mưa chiều có một cụ già đầu trời chân dép cỏ. Cụ chống cái gậy hình “một chiếc kim châm với lọ cồn”. Cổ cụ đeo lủng lẳng hai quả hồ lô dược tích hệt danh y Lý Cảo đời Tống. Gương mặt thoáng nụ cười tinh nghịch, cụ vừa đi vừa lẩm bẩm: “Ngọc được gia hành là nhanh rõ Ngọc”, “Ngọc được gia hành là nhanh rõ Ngọc”…

Thánh Gióng trang 16

Trở lại với nhân vật Hỗn Độn. 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì 2 hành Thủy Hỏa quan trọng nhất. Thủy sinh trước ngôi Đế, Hỏa sinh sau ngôi Vương. Chương VII Ứng Đế Vương Nam hoa kinh của Trang Tử bàn triết lý Thủy Hỏa.

Chúa bể Nam là Thúc, chúa bể Bắc là Hốt, chúa khu giữa là Hỗn Độn. Thúc cùng Hốt thường gặp nhau trên đất của Hỗn Độn. Hỗn Độn đối đãi họ rất tử tế. Thúc cùng Hốt mưu trả ân Hỗn Độn nói rằng: Người ta đều có 7 khiếu để trông, nghe, ăn, ngửi. Riêng ông này không có. Ta đục thử xem. Ngày đục 1 khiếu. 7 ngày mà Hỗn Độn chết.

Chúng tôi tóm lược: Hai hành Thủy Hỏa trong 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đang ở giai đoạn sinh. Thủy Hốt số 1 Bắc thấm nhuận xuống Nam. Hỏa Thúc số 2 Nam hun bốc lên Bắc. 2 hành đồng thời gặp nhau ở giữa Trung ương. Thổ lúc này vẫn ở giai đoạn sinh 5.

Giai đoạn thành của Ngũ hành được bắt đầu bằng câu “Đất lấy số 6 mà làm cho thành Thủy” Kinh dịch. Ở ngôi cao nhất trong 5 hành giai đoạn sinh đơn cực. Trong lúc đó Thủy có đầy đủ sức mạnh Âm Dương sinh thành nên giữa Trung ương lộn xộn. Hiện tượng này Trang Tử gọi bế tắc, Đổng Thiên Vương ví “giặc ân” “manh tâm muốn thôn tính các nước xung quanh”.

Hỗn Độn giữa Trung ương Thổ có nguyên nhân thứ 2 nhưng quyết định đó là cán cân Thủy Hỏa Bắc Nam thiên lệch. Vì như đã nói Thủy đủ 2 số sinh 1 và thành 6, còn Hỏa vẫn đơn số 2 sinh.

Muốn giải quyết tình trạng trên, hành Hỏa phải lập tức vào giai đoạn thành. Thế là “7 khiếu”, “7 ngày”, chương VII Ứng Đế Vương Nam hoa kinh của Trang Tử ra đời tượng cho hành Hỏa phương Nam cũng đầy đủ sức mạnh để “kẻ kia 9 lạng người này nửa cân”.”Gióng gánh cân bằng”. Chim bằng bể Bắc được cái “các” ao Nam đo ngang. Mọi “bế tắc” “manh tâm” giữa Trung ương Thổ hết. “Đục 7 ngày mà Hỗn Độn chết”, chữ “đục” Trang Tử lấy từ thành ngữ “cưa dứt đục thông”. Bạn đọc xem hình 14A. (Kỳ tiếp: Chuyện Đổng Thiên Vương)

Đổng Thiên Vương trang 17

Chuyện Thánh Gióng trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh là Đổng Thiên Vương. Chúng tôi nghĩ một nhà Nho nào đó sau khi đọc Thúc Hốt Hỗn Độn của Trang Tử thông lý với Đổng Thiên Vương: Nguyên nhân bế tắc “manh tâm” giữa Trung ương Thổ do hành Hỏa phương Nam chưa có số 7 thành. Bạn đọc xem hình B.

Hai hành Thủy Hỏa Bắc Nam tượng cho 2 chiếc gióng một đôi quang gánh. Số 5 sinh Thổ tượng cho người gánh đứng giữa. Khi 2 đầu gióng bằng nhau thì người gánh không chung chiêng nghiêng ngả. Tác giả tít Thánh Gióng có lẽ người miền Trung nên quang người miền Bắc cụ gọi là gióng, Thánh Gióng.

Thưa bạn đọc! Như đã nói ở trên, chúng tôi cho rằng chuyện Đổng Thiên Vương dựa và phát triển theo chuyện Thúc, Hốt, Hỗn Độn của Trang Tử. (Nam Hoa Kinh viết theo lối “chương”, Lĩnh Nam chích quái viết theo lối “hồi”. “Hồi” ngoài nghĩa “lối” của văn còn là “trở lại”, trở lại vấn đề trước đó)Thông lệ, dựa vào phát kiến người khác để thành của mình thì cốt chuyện sẽ thay đổi, các tình tiết ắt có gia giảm. Bởi vậy phần nhập đề trang 80 hồi 6 chuyện Đổng Thiên Vương chúng tôi sẽ bàn kỹ. Trước khi vào chuyện, mời bạn đọc chú ý 2 vấn đề liên quan:

1-  Hình vẽ: Tất cả các hình vẽ từ xưa đến nay đều hình dung thẳng đứng từ trên xuống, lấy 4 phương chính Đông Tây Nam Bắc tượng trưng. Nên mục I chuyện Thánh Gióng chúng tôi vẽ đúng phương vị của Cổ nhân ngoại trừ một hai hình. Dịch có câu “lý Ngũ hành, Văn bát quái”. Nghĩa Ngũ hành là phần thực(triết học) còn bát quái phần văn(diễn đạt). Chúng ta thấy rất rõ ở Hậu Thiên bát quái quẻ Kiền Trời xếp phương Tây Bắc. Quẻ Tốn(tốn còn là khiêm nhường chỉ Thổ hữu hình) xếp phương Đông Nam. Ý Chu Văn Vương là: Hành Thủy sinh tại Tây Bắc(không phải chính Bắc). Hành Hỏa sinh tại Đông Nam(không phải chính Nam) như hình vẽ trong các sách Dịch.

Đổng Thiên Vương trang 18

2-  Các con số:

*Số 1 nguyên là số sinh của hành Thủy, số khởi, nếu cộng với số 2 thành số 3.

*Số 2 nguyên là số sinh của hành Hỏa, số khởi, nếu cộng với số 1 thành số 3.

*Số 3 nguyên là số sinh của hành Mộc gồm số 1 lẻ, cơ, Dương cộng với số 2 chẵn, ngẫu, âm đủ “nhất âm, nhất dương”. Kinh Dịch nói Trời tròn, đường kính bằng 1 thì chu vi bằng 3. Số 3 thực là số Trời tượng là Dương trẻ; Được ứng dụng nhiều trong văn hoá như “tam cấp”, “ba thước Đất”, “tam tộc”, “nhất và nhị”, “đơn và kép”. “Biết 1 mà chưa biết 2” là câu các nhà Nho chê bai nhau, tức mới biết ý thứ nhất chưa biết ý thứ 2 coi như không biết…

*Số 4 nguyên là số sinh của hành Kim gồm 2 con số 2 cộng lại(hai lần âm số). Kinh Dịch nói đất vuông, đường kính bằng 1 thì chu vi bằng 4. Số 4 thực là số Đất.

*Số 5 nguyên số sinh của hành Thổ, là lẻ, cơ, dương, ngôi cao nhất trong 5 số sinh của Ngũ hành. Là số lớn, đại trong 10 số Hà đồ và 9 số Lạc thư. Cùng với số 9 Dương già tạo thành cặp từ “cửu ngũ” dùng cho hào 5 ngôi chí tôn quẻ kép.

*Số 6 nguyên số thành của hành Thủy, tượng là Âm già(Lão âm).

*Số 7 nguyên số thành của hành Hỏa. Hỏa tứckhí, Hỏa thành thì biến thành dạng khí mà thượng vân. Bởi vậy số 7 gọi là thất.Thất là mất, lỗi, bỏ qua. Tục cây nêu ngày tết 7 ngày, chuyện Phật đuổi Quỷ ra biển 7 dặm từ con số 7 thất này.
*Số 8 nguyên là số thành của hành Mộc. Là chẵn, ngẫu, âm, lớn nhất trong 5 số chẵn Hà đồ và Lạc thư(số 10 nhỏ hơn số 8 vì diễn số 10: 1+0=1). Số 8 gồm 2 con số 4 đất cộng lại, được gọi là số Thái âm, Âm thông suốt(chữ Bát phường Bát âm từ con số 8 này).
*Số 9 nguyên là số thành của hành Kim phương Tây gồm 3 số lẻ, cơ, Dương 1, 3, 5 cộng lại. Chuyện Tiên Dung và Chử Đồng Tử hổi 3, chuyện Thục An Dương Vương hồi 13… Lĩnh Nam chích quái viết theo tư tưởng các con số triết học này. Bạn đọc xem hình 1B.

“An Dương Vương dòng dõi Ba Thục”. Số 3 sinh Mộc bên trái Đông. Thục là chín, đun chín đồng âm với âm 9, số thành Kim bên phải Tây: An Dương Vương vốn là con số 9 Hà đồ.

“Thục thua chạy mãi về phương Nam”: Thục, con số 9 thành Kim Hà đồ chuyển về Nam làm con số 9 Sơn Lạc thư. An Dương Vương thua Tần vì “Bọn Tần bèn làm 5 con trâu đá”: số 5 sinh Thổ giữa.

Đổng Thiên Vương trang 19

Vẫn con số 9. Theo tham Thiên của Chu Hy, số 9 bằng 3 lần con số 3 : 3 x 3= 9. Vì là lẻ, cơ, dương và ở ngôi cao nhất trong  10 số Hà đồ và 9 số Lạc thư, tượng Dương già nên nói số 9 là thành đạt. Phương Đông hữu hình, phương Tây vô hình. Gặp con số 9 Hà đồ phương Tây người xưa thường nói thác đi như “Tứ xuyên” không nói Cửu xuyên. “Kim sơn” không nói Cửu sơn. “Thục xuyên”…Tục không nhắc tới người đã mất(tức khuất núi) dựa vào tính triết học vô hình bên phải phương Tây từ con số 9 Hà đồ thành Kim này.

Lại con số 9 thành Kim. Vì phương Đông hữu hình nên ở Lạc thư người ta dùng thẳng như Cửu long, Cửu khiếu, Cửu tộc, Cửu tuyền, (tuyền là tòan vẹn)ngày 9 tháng 9(Trùng Cửu…).

*Cuồi cùng nhưng lại bắt đầu là con số 10 thành hành Thổ. Nói bắt đầu vì diễn số 10: 1+0=1, số khởi.

Phépdiễn số được ứng dụng rộng rãi trong văn hóa dân gian. Ví như chê một người đàn bà nào đó nhà Nho nọ có câu: “Vô duyên chưa nói đã cười, cười chi mà lại hở 10 cái răng”. Hai hàm răng đâu chỉ 10 cái, diễn số chăng? Nhà Nho này như khẳng định con số 10 là diễn số: “Đi nhai đứng ngậm ngồi cười, vô phúc vô đời mọc 1 cái răng”. Hoặc con số 100 bách với 1 cái bọc, bao, bào trong chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân. 100 là tổng của các số 55 Hà đồ và 45 Lạc thư đủ Hà Lạc, Bắc Nam thể nguyên và dụng. Tưởng số lớn nhưng diễn ra lại nhỏ 100: 1+0+0=1 là số khởi. 100 bách là chẵn, ngẫu, âm số đúng lý phải cho ra con gái vì đàn bà thuộc âm. Nhưng lại nở ra 100 chàng trai do diễn thành 1 lẻ, cơ, dương số(đàn ông thuộc dương). Một nửa 100 bách là 50(50 là số đại diễn, nhỏ nhưng diễn ra lớn 50: 5+0=số 5 đại). 50 theo Âu Cơ lên rừng phương Tây Bắc nơi “Thiên nhất sinh Thủy”. 50 theo Lạc Long Quân xuống biển phương Đông Nam nơi “Địa nhị sinh Hỏa”. Vũ trụ trong chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân là 1 thái cực mới có 2 nghi Âm Dương với 2 hành Thủy Hỏa. Mỗi nghi, mỗi hành nhận 1 số 50 đại diễn(tức số 5 đại) của con số 100 bách(tức số 1 khởi). Số 100, chữ báchgồm chữ bạch, bạch là màu trắng, trắng rõ, không có gì cả ở dưới, chữ nhất là số 1 khởi ở trên. Chuyện đẻ trăm trứng, Rồng bạch trong Lĩnh Nam chích quái sáng tác trên ý tưởng 1 thái cực từ con số 100 bách này. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn ở hồi I, hồi II, thêm cái gọi là dân tộc Bách Việt Lịch sử nước Việt.
Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031