Đổng Thiên Vương

Đổng Thiên Vương trang 23

Chúng tôi tạm dừng 2 chữ “cấp” và “các” đề chuyện Đổng Thiên Vương để cụ thể thêm đôi điều về Hà đồ Kinh dịch.Bạn xem hình 5B. Trên hình là 10 con số sinh và thành của 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Số sinh là số to đậm, số thành là số nhỏ mảnh.

Sinh và thành của Ngũ hành không phải diễn ra cùng 1 lúc mà thứ tự lần lượt nhưng thúc hốtchớp nhoáng rất nhanh. Giai đoạn sinh thì Thủy Bắc số 1, Hỏa Nam số 2, Mộc Đông số 3, Kim Tây số 4 và cuối giai đoạn sinh là số 5 Thổ giữa Trung ương.

Giai đoạn thành của Ngũ hành cũng bắt đầu từ Thủy. Thủy Bắc số 6, Hỏa Nam số 7, Mộc Đông số 8, Kim Tây số 9 và cuối giai đoạn thành là Thổ số 10 thập toàn. Do 1 sinh 1 thành công dụng nên Hà đồ Kinh dịch gọi gộp số sinh và thành của từng hành lại với nhau. Như về hành Thủy “Trời lấy số 1 mà sinh hành Thủy, Đất lấy số 6 mà làm cho thành Thủy”. Về hành Hỏa “Đất lấy số 2 mà sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà làm cho thành Hỏa”. Hành Mộc “Trời lấy số 3 mà sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà làm cho thành Mộc”. Hành Kim “Đất lấy số 4 mà sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà làm cho thành Kim” và hành Thổ “Trời lấy số 5 mà sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà làm cho thành Thổ”(1).

Chú thích:
(1a)Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành Thủy. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành Hỏa. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành Mộc. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành Kim. Thiên Ngũ sinh Thổ, Địa thập thành Thổ. Đây là cách nói của Thiệu Khang Tiết Mai hoa dịch.
(1b)Số thứ tự của 10 Can(can chi): Giáp số 1, Ất số 2, Bính số 3, Đinh số 4, Mậu số 5, Kỷ số 6, Canh số 7, Tân số 8, Nhâm số 9, Quý số 10. Chúng được xếp theo từng cặp 1 số sinh 1 số thành của Ngũ hành. Do vậy tuổi người đứng ở hàng can Giáp hợp với năm, tháng, ngày, giờ và với tuổi người có hàng can Kỷ(số 1 hợp số 6, Giáp hợp Kỷ). Tuổi người đứng ở hàng can Ất hợp với năm, tháng, ngày, giờ và với tuổi người có hàng can Canh(số 2 hợp số 7, Ất hợp Canh). Tương tự Bính hợp Tân(số 3 và số 8). Đinh hợp Nhâm(số 4 và số 9). Mậu hợp Quý(số 5 và số 10).

Đổng Thiên Vương trang 22

“Chim bằng”. Bằng từ thành ngữ “bằng ngang phải lứa”. Bằng, bình, biền nhưThủy bình, nước bằng phẳng. Nghĩa là hành Thủy tuy sinh trước nhưng cũng chỉ ngang bằng với 4 hành Kim, Mộc, Hỏa, Thổ còn lại. Triết lý này Trang Tử đã khẳng định ở chương II Tề vật luận: 5 vật Kim Tây số 4, Mộc Đông số 3, Thủy Bắc số 1, Hỏa Nam số 2 và Thổ Trung ương số 5 đều bằng nhau. Trong 5 hành Ngũ hành thì 2 hành Thủy Hỏa quan trọng nhất cho sự sinh hóa vạn vật. Chúng như 2 cái “các”, ao đo nhau. Bạn đọc xem dòng 6 trang 29: “…Bể nam là ao Trời…” và dòng 15, 16 trang 30 “…phía Bắc miền hiếm cây…” có bể thẳm tức ao Trời(1)…” Đáp ý “bằng”, “ao” của Trang Tử, tác giả chuyện Đổng Thiên Vương thuận lý dùng “các” cho đề chuyện “Các bô lão đến sân rồng cấp báo, Đổng Thiên Vương vây đánh bại giặc Ân”. Chúng tôi tiếp tục:

“Hồi 6”… “Thời (thì) Hùng Vương ngành(nhánh, chi) thứ 6”. Đúp số 6. Sơ ý lặp tự chăng? Không phải! Đây là phép xướng đề. Mục đích hướng người đọc vào vấn đề tác phẩm (như số VII, 7 khiếu, 7 ngày chuyện Thúc Hốt, Hỗn Độn của Trang Tử). Bạn đọc xem hình 4B. Trong hình, 6 là số thành hành Thủy. Lặp con số 6 nghĩa là khi hành Thủy phương Bắc bắt đầu vào giai đoạn thành 6 thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với 4 hành Kim, Mộc, Hỏa, Thổ vẫn ở giai đoạn sinh. Trực tiếp là Hỏa vì Thủy khắc Hỏa và Thổ vì Thổ khắc Thủy. Chúng ta dễ nhận phép xướng đề ở “Hồi 1 họ Hồng bàng đầu tiên, đầu tiên là số 1. Hồi 2 thời Hùng Vương ngành thứ 2 chuyện Lạc Long Quân diệt Ngư tinh. Hồi 3 thời Hùng Vương ngành thứ 3 chuyện Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đầm(đoài). Hồi 4 thời Hùng Vương ngành thứ tư chuyện trầu cau anh em Tân Lang. Hồi 5 thời Hùng Vương ngành thứ 5 chuyện dưa hấu An Tiêm. Hồi 7 thời Hùng Vương ngành thứ 7 chuyện cáo 9 đuôi. Hồi 8 thời Hùng Vương ngành thứ 8 chuyện Quỷ Xương Cuồng. Hồi 9 thời Hùng Vương ngành thứ 9 chuyện Lang Liêu và bánh trưng…”

Chú thích:

(1)Đọc thì ao là hồ. Chữ hồ 2 tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc Trung quốc từ “các” ao này.

Đổng Thiên Vương trang 21

Các bô lão đến sân rồng cấp báo”…Cáclà cái ao, cái hộc, cái đấu dùng để đo cho bằng. Chữ này trong dân gian vẫn còn như mỗi khi nhận đồ vật người ta thường bảo nhau phải “ao lại”, tức phải đo lại cho bằng đúng. Hành Hỏa phương Nam sinh sau là vật thứ 2 đo bằng hành Thủy sinh trước vật thứ nhất. Bạn đọc xem chương I Tiêu dao du Nam Hoa Kinh. Đây là chương Trang Tử bàn về số 1 sinh của hành Thủy khởi đầu vũ trụ. “Bể Bắc có loài cá, tên nó là côn…hóa mà làm loài chim, tên nó bằng…”

Cá thuộc âm, Thủy thuộc âm nên ví cá(cá còn đọc cả, nghĩa Bắc với hành Thủy chỉ là phương lớn, hành lớn). Chim thuộc dương. (1)Là lẻ, cơ, dương số nên số 1 sinh Thủy tác giả ví chim, Chim bằng.

Trong tự nhiên có loài chim lớn thế không mà dòng 5 trang 29 nói: “…Cánh của nó như đám mây rũ ngang trời. Loài chim ấy bể động thì dời sang bể Nam…”Dòng 9: “đi 6 tháng mới nghỉ”. Bạn đọc xem hình 3B. Hà đồ là vòng quay của 1 năm: Đông sinh Xuân, Xuân sinh Hạ, Hạ sinh trưởng Hạ, trưởng Hạ sinh Thu, Thu sinh Đông.Từ Bắc sang Nam tức từ Đông sang Hè nửa năm, 6 tháng. Chim bằng là số 1 sinh của hành Thủy!

Chú thích:
(1)
Dương có tính thượng thăng (âm có tính hạ giáng) mà lên với người Thiên cổ. Gà thuộc bộ điểu, chim. Tục cúng gà trống non chưa đạp mái tức thuần dương (số 1 sinh của hành Thủy thuần dương, chưa phối ngẫu với âm số 6 thành) từ tính triết học này.

Đổng Thiên Vương trang 20

Bạn đọc cùng chúng tôi giở trang 80 Tân đính Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh. Hồi 6 “Các bô lão đến sân rồng cấp báo, Đổng Thiên Vương vây đánh giặc ân”.
Đề chuyện gồm 2 câu, mỗi câu 8 chữ thểBiền ngẫu dùng cho văn chương thi cử ngày xưa. Thể văn Nôm này rất khó là phải bàn được ý thứ 2. Muốn vậy, thí sinh phải biết xuất xứ đề. Các nhà Nho ở Hà tĩnh truyền kể Nguyễn Du(tác giả Truyện Kiều sau này) thi cử gặp phải thể Biền ngẫu chuyện Cao Biền và Tô Lịch: “Cậy thế đô hộ Cao Biền yểm trấn, sẵn tính anh linh Tô Lịch phá tan” ở cuốn Lĩnh Nam… Nhưng không phải Lĩnh Nam chích quái mà là Lĩnh Nam trích quái lục(?) Cụ bị liệt điểm. Nghe nói 3 năm sau Nguyễn Du trở lại Kinh kỳ để thi tiếp thì được miễn thí. (1)Giờ, 2 câu đề chuyện Đổng Thiên Vương chúng tôi sẽ bàn trước 2 chữ đó là “cấp” và “các” câu nhất.

Chuyện Thúc Hốt Hỗn Độn Nam Hoa Kinh. Con số 5 sinh của hành Thổ giữa Trung ương Trang Tử “văn hóa” bằng nhân vật Hỗn Độn, Tỳ(lá lách), tạng thứ 5 Ngũ tạng của Người. Chuyện Đổng Thiên Vương  cũng vậy.

“Cấp báo”. Cấplà bệnh cấp hạ tức rối loạn tiêu hóa. Có 2 chứng: Chứng thứ nhất táo bón do dạ dày thực nhiệt; Chứng thứ 2 ỉa chảy do dạ dày hư hàn. “Cấp” đây chứng thứ 2. Bạn đọc xem dòng 16 trang 81: “Thư(2) cấp báo ngày mấy lần” và dòng 15 trang 80: “Phương sỹ Phàn a”. Phương sỹlà Thầy thuốc. Phàn a. Alà ỉa chảy. Phànphèn như bạch phàn, 1 phương dược Đông Tây y dùng chữa chứng ỉa chảy. Ta thấy số 5 sinh Thổ Trang Tử ví Tỳ(lá lách) do vận hóa kém phải dùng phép chữa kiện. Chuyện Đổng Thiên Vương ví Vị(dạ dày) do ỉa chảy phải dùng phép cấm cố, thu liễm. Tỳ và Vị cả 2 đều thuộc Thổ ứng giữa Trung ương. (3)Bạn đọc xem hình 2B.

Chú thích: (1)Chúng tôi sẽ chép lại đáp án của Nguyễn Du cuối phần này.
(2)Thưđất lầy,bại hoại.
(3)Tuy Tỳ và Vị đều thuộc Thổ nhưng Tỳ thuộc Ngũ tạng. Ngũ tạng thuộc Dương(trước), Trang Tử ví với số 5 sinh Thổ là đúng. Nhưng Vị thuộc Lục phủ, Lục phủ thuộc Âm(sau). Sinh thuộc Dương, thành thuộc Âm. Vị ứng với số 10 thành Thổ, Đổng Thiên Vương ví vậy là gượng ép.

Đổng Thiên Vương trang 19

Vẫn con số 9. Theo tham Thiên của Chu Hy, số 9 bằng 3 lần con số 3 : 3 x 3= 9. Vì là lẻ, cơ, dương và ở ngôi cao nhất trong  10 số Hà đồ và 9 số Lạc thư, tượng Dương già nên nói số 9 là thành đạt. Phương Đông hữu hình, phương Tây vô hình. Gặp con số 9 Hà đồ phương Tây người xưa thường nói thác đi như “Tứ xuyên” không nói Cửu xuyên. “Kim sơn” không nói Cửu sơn. “Thục xuyên”…Tục không nhắc tới người đã mất(tức khuất núi) dựa vào tính triết học vô hình bên phải phương Tây từ con số 9 Hà đồ thành Kim này.

Lại con số 9 thành Kim. Vì phương Đông hữu hình nên ở Lạc thư người ta dùng thẳng như Cửu long, Cửu khiếu, Cửu tộc, Cửu tuyền, (tuyền là tòan vẹn)ngày 9 tháng 9(Trùng Cửu…).

*Cuồi cùng nhưng lại bắt đầu là con số 10 thành hành Thổ. Nói bắt đầu vì diễn số 10: 1+0=1, số khởi.

Phépdiễn số được ứng dụng rộng rãi trong văn hóa dân gian. Ví như chê một người đàn bà nào đó nhà Nho nọ có câu: “Vô duyên chưa nói đã cười, cười chi mà lại hở 10 cái răng”. Hai hàm răng đâu chỉ 10 cái, diễn số chăng? Nhà Nho này như khẳng định con số 10 là diễn số: “Đi nhai đứng ngậm ngồi cười, vô phúc vô đời mọc 1 cái răng”. Hoặc con số 100 bách với 1 cái bọc, bao, bào trong chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân. 100 là tổng của các số 55 Hà đồ và 45 Lạc thư đủ Hà Lạc, Bắc Nam thể nguyên và dụng. Tưởng số lớn nhưng diễn ra lại nhỏ 100: 1+0+0=1 là số khởi. 100 bách là chẵn, ngẫu, âm số đúng lý phải cho ra con gái vì đàn bà thuộc âm. Nhưng lại nở ra 100 chàng trai do diễn thành 1 lẻ, cơ, dương số(đàn ông thuộc dương). Một nửa 100 bách là 50(50 là số đại diễn, nhỏ nhưng diễn ra lớn 50: 5+0=số 5 đại). 50 theo Âu Cơ lên rừng phương Tây Bắc nơi “Thiên nhất sinh Thủy”. 50 theo Lạc Long Quân xuống biển phương Đông Nam nơi “Địa nhị sinh Hỏa”. Vũ trụ trong chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân là 1 thái cực mới có 2 nghi Âm Dương với 2 hành Thủy Hỏa. Mỗi nghi, mỗi hành nhận 1 số 50 đại diễn(tức số 5 đại) của con số 100 bách(tức số 1 khởi). Số 100, chữ báchgồm chữ bạch, bạch là màu trắng, trắng rõ, không có gì cả ở dưới, chữ nhất là số 1 khởi ở trên. Chuyện đẻ trăm trứng, Rồng bạch trong Lĩnh Nam chích quái sáng tác trên ý tưởng 1 thái cực từ con số 100 bách này. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn ở hồi I, hồi II, thêm cái gọi là dân tộc Bách Việt Lịch sử nước Việt.
Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031