Phần 2 – Đổng Thiên Vương
Đổng Thiên Vương trang 27
Hindu’ganga là 1 từ thuộc hệ Ngôn ngữ Ấn Âu gồm 2 thành tố. Tiền Hindu tiếng Ấn, hậu ganga tiếng Anh. Gan’ga. Gan gốc từ của gander con ngỗng đực tiếng Anh, gans tiếng Đức. Để không nhầm với duck con vịt(1) ngụp lặn tác giả Hindu cho thêm ga, ganga. Tiếng Anh ga là 1 thứ Kim loại. Hành Kim Ngũ hành sinh thành tại Tây, ganga là con ngỗng Kim Tây.
Tiếng Phạn có âm viết được thành chữ nhưVăn. Nhưng rất nhiều âm dùng để nghe nói. Hin’du gồm 2 âm Hin và du. Hin chúng tôi dịch âm là hạn, đại hạn. Ấn độ nắng nhiều nên Hin hạn. Nắng tức Hỏa, Hỏa nhẹ ở trên(Thủy nặng ở dưới). Hỏa tức Khí, Khí nhẹ ở trên(khí nặng ở dưới). Nắng nóng đi với táo khô, khô ở trên(ướt ở dưới)…Một xứ sở ở trên cao nắng lửa táo Khí(2) như vậy nên là hạnHin, Hin’du.
Nghe nói Hán Vũ Đế(3) người Tàu có cái thú chơi đu treo. Chúng tôi xin mượn 1 chữ trong tên thường gọi vị Đế này để bàn tiếp 2 chữ “sông Hà” Kinh dịch.
Ấn độ phương cao gần mặt trời nên Hin hạn. Chữ Thiên nghìn treo dưới chữ nhật, Mặt trời. Người Trung Hoa nói họ là người Hán. Bạn đọc nhìn lại chữsườn núi có thể làm nhà ở được. Hán này gồm chữ nhất, khởi ở trên và chữ phiệt phây tượng cho 1 nửa trái Đông. Nhà ở tức người sinh sống. Có 1 giống sau này gọi Hán từ bên kia men theo Hymalaya đến lập sinh ở cao nguyên Tây tạng cùng tiếng Phạn tối cổ.
Chủng người nào cũng đều có tiếng nói(Ngôn) và chữ viết(Ngữ) riêng. Nếu không, họ là kẻ từ nơi khác đến. Hán tự dựa vào âm, dựng lại chữ từ tiếng Phạn Ấn độ. Tiếng Trung ngày nay là thể giản tiện từ chữ Hán. “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Mất chữ viết còn tiếng nói. Người Trung Hoa không có ngôn ngữ riêng. Phải chăng tổ tiên của họ là Indo Ấn Độ rồi Indi ấn hành mà thành cái tên như nửa Ấn nửa Âu Indo China?
Chú thích:
(1)“Tả dực hữu dực” là 2 cánh chim trái, phải. Đều ở bộ điểu, vịt biết ngụp lặn thuộc Âm. Vụ Tiên phi tần của Để Minh hồi 1 Lĩnh Nam chích quái làcon vịt trời bể Nam Đông thổ Tả dực.
(2)Táolà 1 trong 6 khí(phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt) lưu hành trong năm. Khí táo ứng mùa thu bên phải Tây gọi là dương minh táo Kim(khí phong ứng mùa xuân bên trái Đông gọi là quyết âm phong Mộc). Hoàng đế nội kinh giải thích phổi Ngũ tạng của con người như sau: “Tây phương sinh táo, táo sinh Kim, Kim sinh tân, tân sinh phế”. Nghĩa là phương Tây sinh khí khô, khí khô sinh Kim, Kim sinh vị cay(tân là cay), vị cay sinh phổi.
(3)Tức Hán Cao tổ diệt nhà Tần(còn gọi là Tiền Hán hay Tây Hán). Người đời sau tôn ông là Hán Vũ Đế.
Đổng Thiên Vương trang 28
Hin là hạn, đại hạn.Hạn thường đi với hán thành cặp “hạn hán”. Trung hoa phương Mặt trời mọc: Hánkhô, phơi khô chữ nhật vế trước; Vế sau gồm 3 chữ: Thảo(mộc) tượng cho Đông ở trên, Thiên(trời) tượng cho Nam ở dưới và Trung tượng cho Đông Nam ở giữa(1).
Phương Tây cao, phương Đông Nam thấp. Đông Nam thuộc Thổ hướng biển Thủy hữu hình, ứng tháng 3 Thìn, thời tiết bắt đầu nóng nhưng ẩm ướt(2). Do vậy hán của Trung hoa tuy khô nhưng phải phơi(vì ẩm ướt nên phải phơi khô). Bạn đọc xem 2 chữ(3). Vế sau 2 chữ trên đều tượng cho Đông Nam(chúng chỉ khác nhau ở bộ: “Giống Hán” bộ Thủy, “hán phơi khô” bộ Nhật). Hạn hán là 1 cặp từ chính hoá(4). Cùng âm han nên chúng rất dễ chuyển giao vị nghĩa(5). Tương tự gan’ga tít sông Hằng, tác giả cho thêm du vào Hin. Hindu là: Du chủ của Hin. Trò đánh đu của Hán Cao Tổ là thú đố chữ của nhà Nho. Bạn đọc xem hình 8B. Hán khô, phơi khô như bám lên Du Hin. Đều ở bộ cách: Da lông con thú bỏ đi, Cái đuđọc Thu Thiên. Cây đucũng đọc Thu Thiên. Thu Thiên, Thiên Thu. Người đời sau căn vào âm Thu, Thiên chế ra chữnghìn năm dùng chúc thọ Vua.
Chú thích:
(1)Trời(thiên) chữ nhất ở trên, chữ đại ở dưới. Đạo trời quay từ trái sang phải. Đông đến trước Nam nên dù Thiên(trời) cũng phải dưới thảo(Mộc). Trung là giữa Đông và Nam.
(2)Lễ cầu mát nhà Trịnh ngày xưa vào đầu tháng 3 âm lịch.
(3)Mầm giống đọc nha nhưnha đậu, mầm của đậu. Đậu là đỗ, đỗ là độ, độ đọc Thổ. Giống Hán là cái mầm của ThổĐộ. Tiếng Phạn gọi Trung hoa là China. Chi là nhánh thứ. Na đọc là chăng, trang nhưtrang trại.China là 1 ấp, trang trại thuộc Ấn độ.
(4)Chính hóa là 2 mặt Âm Dương. Hóa là biến đổi, biến hóa để nên công dụng. Bắc chính thì phải có Nam hóa. Như chi Tý Bắc chính chi Ngọ Nam hóa. Tây Bắc chính thì Đông Nam hóa, chi Tuất Bắc chính chi Thìn Nam hóa…
(5)Sang Nam, hậu duệ của Hán Vũ Đế “tự cao” là người Hin Ấn độ. 1 câu tục ngữ vẫn còn lưu trong trí người già: “Khô như treo ghe”. Ghe là cái thuyền và cũng như 1 cái vật gì ở dưới. Khô như treo tức cái ở dưới đó được treo lên mà trên nó không có 1 cái gì đè lên. Hin hạn Ấn độ khô nhưng không ướt. Hán Trung hoa tuy khô nhưng lại ướt. “Khô như treo ghe”. Hán của các Ngài chỉ là ghe chài ngoài Nam hải, phương Đông Thổ; Vị 1 cái đảo có liền 2 vần ôn của nước Nam mà thôi. Côn lôn!
Đổng Thiên Vương trang 29
Đến đây bạn đọc đã đoán được ý đồ người dịch Hinduganga. Thiên Thu là lời chúc thọ Vua về cõi ngàn năm. Tiếng Phạn không có chữ vạn. Do nạn xưng Đế tràn lan, đến thời Chu, các nhà Nho căn vào âm wãn của hình tướngtrên ngực Phật chế ra chữvạn. Wãn này ngoài nghĩa 10 ngàn còn là muôn kể. “Vạn tuế”, “Muôn tuế” là lời chúc thọ dành cho các vị Hoàng đế.
Hạn hán. Hán là nhánh Đông đầu lòng(1) của hạn, Hin Ấn độ. Từ Tây Bắc Trung hoa giống Hán phát triển xuống Đông Nam, sang tả hữu lập những quốc gia riêng biệt. Trước khi chuyển sang Tây: Ai cập, Hy lạp…chúng tôi mách trước với bạn đọc: Quốc gia Miến điện Myama là 1 cành nhỏ của giống Hán. Bạn đọc xem 2 chữ Myama và Mycenae(thời kỳ tối tăm của lịch sử Hy lạp). My là mi E, nốt thứ III 7 nốt nhạc Dô, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. ĐộThổ nốt I, Hán nốt II, Mi của Myama và Mycenae là nốt III. Mađại ma gồm chữ lâm rừng bên phải Tây đặt dưới chữ nghiễm. Đại ma ý Miến điện Myama là 1 quốc gia lớn sinh ra dưới mái nhà; ChỗHán, sườn núi có thể làm nhà ở được. Myama và Mycenae là 2 vùng đất số thứ 3 từ tư tưởng Lão tử: “Đạo sinh 1, 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sinh tất cả”(2). Số 3 là tổng của 1 và 2, nó sẽ bắt đầu cho các số còn lại 10 con số Ngũ hành.
Thưa bạn đọc! Chúng tôi đang bàn về “sông Hà” Kinh dịch.
Lưỡng Hà là 2 con sông trên “Trời”. Khu vực Lưỡng Hà ngày nay gồm nhiều quốc gia trong đó có Ấn độ và Ai cập là 2 cái nôi Văn minh nhân loại. Sông Hằng có trước sông Nin hay ngược lại? Cả 2 có quan hệ giống cành gì như Indo và China? Đây là vấn đề Triết học còn quan tâm. Người ta đưa ra nhiều thuyết như Nhị nguyên, Nhất nguyên… Nhị nguyên cho rằng bản thể vũ trụ khởi phát từ 2 điểm khác nhau. Còn Nhất nguyên thì luận sự sống trái đất bắt đầu từ duy nhất 1 tâm điểm. Đại biểu thuyết này làtagore(571-447 TCN).
Pitago là nhà Triết học cổ đại Hy lạp thuộc phái Duy tâm. Bạn đọc nhìn chữ cái đầu trong tên Ông. Tiếng Hy lạp được phiên từ tiếng tượng hình Phoen’ici = Phạn(3). Pi là chữ nhân như người què chân đội đầu chữ – nhất. Pitago cho rằng bản thể vũ trụ khởi phát từ duy nhất 1 tâm điểm Indo, Ấn độ. Vì thế gọi ông là Duy tâm. Coi trọng tâm điểm nhưng Pitago liên kết Đông Tây để giải thích thế giới. Cũng do vậy gọi ông là liên minh. Trường phái liên minhtagore.
Chú thích:
(1)Nói đầu lòng vì Hạn Hán giống nhau ở hạn. Con đầu lòng bao giờ cũng mang gen cha mẹ nhiều hơn.
(2)Lão tử người Ai cập?
(3)Phạnlà cơm, ăn cơm, cho muông ăn, ngậm. Ăn cơm tức cơm bữa, muông tức sự sống vẫn còn hoang dã; Ngậm, ngậm miệng, chứa. Phạn là ngôn ngữ tối cổ. Dùng thường ngày như cơm bữa mà ngậm, chứa ý tứ sâu xa.
Đổng Thiên Vương trang 30
Bạn đọc xem ảnh chụp chân dung Pitago, bức tượng thuộc phái Siêu thực.
Một nửa phần trên Pitago đặt giữa 1 tấmbảng yết thị (thuộc bộ phiến có 1 nghĩa là danh thiếp). Giữa tấm yết thị là chân đế ôm, đỡ 1 ý Văn kiểu phương Đông. “Trời tròn Đất vuông”. Cái khăn vấn đầu màu trắng khởi từ trái sang phải theo chiều Ngũ hành tương sinh kiểu Ấn độ(người Hy lạp mặc áo choàng và đội mũ). Trong con Người đầu thuộc Dương Trời, thân thuộc Âm Thổ nên thân Pitago vuông đặt trên 1 cái đế cũng vuông tượng cho Đất. Chú ý nhất là râu. Bộ râu quặp kiểu “nhất vợ nhì giời” và cả tóc mai ôm lấy râu cằm. Râu cằm là 1 chòm nhưng đây tẽ làm đôi. Hình hài như 1 vật gì đó nửa lạ nửa quen. Tác giả ý gì vậy? Chúng tôi xin 100 lạy. Mong hương hồn Pitago tha thứ rằng hậu sinh chỉ bàntượng, không dám bàn con Người thực thể của ông.
50 năm tiếp xúc với văn hóa Ấn độ, tư tưởng Pitago bị ảnh hưởng rất lớn. Nhà Triết học thấy các sách như Vệ đà, Sâm lâm thư, Áo nghĩa thư…đều là sách bàn lẽ Trời Đất. Nhưng khác người Hy lạp, những tư tưởng Triết học Âm Dương, Ngũ hành, Can chi, Vận khí, Bát quái và cả Trùng quái; Chúng đều được người bản địa diễn thành Nhạc, Văn, Hội họa.
Triết học Ấn độ coi Âm, Sắc là 2 trong nhiều mảng cấu thành. Âmtiếng. Tiếng phát ra có điệu, trong đục, cao thấp; Tiếng phát ra thành Văn Ngôn cả 2 đều là Nhạc Văn. Sắcmàu. Như Ngũ sắc(xích hắc thanh hoàng bạch). Sắc đẹp, bóng dáng, cảnh sắc, sắc tướng…Tất cả đều là Sắc. Ảnh hưởng hoàn toàn Ấn độ nên dù ở Hy lạp, Pitago còn hoạt động cả Nhạc Họa. Ngoài 2 lĩnh vực chung Triết học, Toán học, trường phái này còn có đóng góp to lớn cho nền Âm nhạc và Hội họa nhân loại. Đặc biệt là Hội họa Siêu thực như bức chân dung nhà lãnh đạo Pita.
Đổng thiên vương trang 31
Chúng tôi tiếp tục về râu ria của Pita(1). Ria mép ông chia 2, nửa non vểnh lên nửa già quặp xuống. Bạn đọc nhìn râu và miệng, chúng hoàn toàn là phần dưới con Người: Môi là đai lưng. Râu cằm đôi nửa là 2 ống quần giạng ra, giữa là cái lỗ, như má phải còn dính bết 2 sợi “tóc”. Nửa non ria mép Pita vểnh lên tượng cho tư tưởng Hy lạp. Nửa già quặp xuống tượng cho tư tưởng Ấn độ ôm lấy hình vật người đàn bà.
Râu ria Pita chỉ gây chú ý, không quyết định. Cái mũi của ông thoáng nhìn bỏ qua nhưng quyết định chủ đề bức tượng.
Theo sắc tướng Ấn độ, từng bộ phận trên mặt Người đều ứng với Ngũ hành. Như tai phải thuộc Kim, tai trái thuộc Mộc, cằm thuộc Thủy, trán thuộc Hỏa và mũitỵ thuộcThổ. Mũi cao thẳng, sắc tím tía treo như buồng mật con bò là tướng mũi cựphú. Loại mũi này dân gian Việt nam gọi mũi Hin.
Tỵ là núm cái ấm trà, cái núm con dấu in ấn. Bạn đọc xem 5 chóp mũ, đầu con cá(trái), đầu ngọn đèn đỏ(phải) của bức họa Bà la môn. Chúng được cách điệu từ 2 cái núm nói trên.
Không chỉ cái mũi, núm ấm trà, núm con dấu in ấn; Tỵ còn là trước tiên như Ông thủy tổ tục gọiTỵ tổ.
Chú thích:
(1)Tiếng Anh Pit-a‘-pat là âm(tiếng). Âm tiếng là 1 thành tố Âm nhạc. Tiếng Phoen’ici = Phạn là tiếng tượng hình(sắc). Hình sắc là 1 thành tố Hội họa. ‘tagore, hình tiết và âm tiết Pita diễn đạt tư tưởng Nhạc Họa của ông.
Đổng thiên vương trang 32
Chúng tôi tạm thời dừng 2 cái mũi Ấn độ và Hy lạp chuyển sang lĩnh vực Âm nhạc và Toán học của Pitago.
Nghiên cứu Âm nhạc, Pitago dùng âm Do Ngũ cung thêm vào 2 nốt phụ cho đủ thất cung 7 âm. Trên cơ sở Dur tự nhiên, Moll tự nhiên phương Tây, ông thay đổi 1 hai nốt thành 7 điệu thức cổ Hy Lạp: Dorien, Ionen, Hypophriden…(1)Bạn đọc xem 5 nốt của âm ĐộThổ:(2)
Âm do Ấn độ | 1 | 2 | 3 | (?) | 4 | 5 | (?) |
đô | rê | mi | xon | la |
và Dorien Hy lạp | I | II | III | IV | V | VI | VII |
Do | Re | Mi | Fa | Sol | La | Si |
Ta thấy ĐộThổ có 5 âm đô, rê, mi, xon, la(không có Fa, Si). Nhưng Do Hy lạp có 7 âm (thêm 2 Fa, Si). Ngành Nhạc gọi điệu thức Do’ri’an, thuộc về âm Do và âm Re. C Dur đô trưởng ngày nay nhân loại đang dùng chính nó.
Là Triết gia kiêm toán, Pitago dùng 4 trong 10 con số Ngũ hành để giải thích hình học, ông cho:
* Số 1 là tâm, kẻ 1 đường thẳng đến điểm 2. Tuy ngẫu, chẵn, âm số nhưng số 2 là số sinh của hành Hỏa. Hỏa thuộc dương(Thủy thuộc âm), số 2 là đường.
* Số 2 là đường, kẻ tiếp 1 đường thẳng đến điểm 3. Số 3 là diện tích.
* Số 3 là diện tích. Là số sinh của hành Mộc gồm số 1 cộng số 2. “Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo”. 1 số dương và 1 số âm, số 3 được coi là số Trời. “Trời tròn, đường kính bằng 1 chu vi bằng 3”. Số Pi ≥ 3,14 dùng để tính diện tích đường tròn của tagore.(là chữ cái đầu trong tên ông).
* Số 4 là thể tích. Từ 3 điểm của 3 góc tam giác tâm, 2,3 Pitago nối chúng với điểm thứ tư. Bạn đọc xem hình dưới. Thể tích là dạng chứa đựng, Pitago lấy nó tượng cho đất.
Chú thích:
(1)Điệu thức dân ca Nam bộ Việt nam: Moll(thứ) tự nhiên nhưng nốt VI được tăng lên ½ cung là Ionen:
DMoll Nam bộ: | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII |
Re | Mi | Fa | Sol | La | Si | Do | Re |
Điệu thức các nước khối Ả rập: Moll(thứ) tự nhiên nhưng nốt II hạ xuống ½ cung là Hypophriden:
EMoll Ả rập: | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII |
Mi | Fa | Sol | La | Si | Do | Re | Mi |
2)Còn gọi là cung của Ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Mỗi âm đều ứng với 5 trong 10 con số 1, 2, 3, 4, 5 của Ngũ hành. Như âm Cung thuộcThổ số 1, âm Thương thuộc Kim số 2, Giốc thuộc Mộc số 3, Chủy thuộc Hỏa số 4 và Vũ thuộc Thủy số 5. Nhạc Ấn độ ghi bằng số gọi là Nhạc số.
Đổng thiên vương trang 33
Thưa bạn đọc! Chúng tôi vẫn đang bàn “Sông Hà” Kinh dịch.
Quốc ngữ Việt Nam thuộc hệ La tinh được người Pháp phiên âm từ chữ Nôm. Chữ Nôm là thể “ nôm na” trên nền tảng chữ Hán. Chữ Hán lại dựa và phát triển từ tiếng Phạn.
Quốc ngữ Pháp như thừa kế tiếng Ai cập. Tiếng Ai cập cũng phiên từ 1 loại tiếng tượng hình Phoen’ix = Phạn(1). Chúng tôi nghĩ phải chăng “qui về 1 mối” Phạn mà với Việt nam, người Pháp dịch được nhiều chữ như Cửu long, Côn lôn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Pháp(2). Và với Ai cập, họ cũng dịch nhiều ký tự, giải nhiều loại mã hoá như bức chân dung vua Ai cập bên. Chúng tôi chưa có ý định bàn sâu bức Họa này mà chỉ mách trước với bạn đọc 2 chữ tiếng Phạn trên đường viền áo vị vua. Chữ dưới cùngvương gồm chữ ĐộThổ đội trên đầu chữ — nhất. Chữ nhất là 1 gạch ngang được cách điệu thành 1 cái lông chim có cái đầu bằng(3). Tiếng Phạn và chữ Hán vương là hầu, thầnthứ. Tiếp lên trên vương là chữhựu. Hựu đọc “lại” nghĩa đi rồi lại như “ nói đi nói lại”, “bàn đi bàn lại”(4)…
Chú thích:
(1)Bạn đọc nhìn lại vế sau chữphạn gồm chữhựu dưới chữhán. Tiếng Phạn không có chữ phạn. Phạn này người Hán Trung dựng lại từ âm phạn Tiếng Phạn.
(2)Tuy dễ làm nhưng thơ Lục bát cũng có vần lối(kiểu). Ví dụ 1 câu lục:“ Lên dần dây vũ dây văn”. Như đã nói Nhạc Ấn độ có 5 âm: Cung, (ĐộThổ)Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Âm vũ thuộc Thuỷ, Thuỷ sinh thành tại Bắc. Biết vế chính Bắc sẽ suy ra vế hoá Nam. Âm chủy thuộc Hoả, Hoả sinh thành tại Nam. Dây vũ dây văn. Lẽ ra phải nói dây vũ dây chuỷ. Văn chương người xưa cho biết rõ vế thứ nhất. Vế thứ hai người đọc suy luận. Tượng nhân vật quẻ Ly Hậu thiên bát quái Mai hoa dịch Thiệu Khang Tiết nói: “ Người phương Nam kiến lợi văn chương tư tâm sách vở”. Không có 1 Nhạc khí nào có dây vũ và văn cả. Lên dần dây vũ dây văn là so đọ Bắc Nam, Thuỷ Hoả tức cao thấp cho dây đàn.
(3)Ai cập phương Tây bắc(chính) Trung hoa vị Đông nam(hóa). Chim bằng(cá côn) trong Tiêu dao du Nam hoa kinh của Trang Tử diễn lại “cái lông chim” này.
(4)Do hiện vật nứt, giữa 2 chữ vương và hựu chúng tôi không xác định được ký hay tự.
Đổng thiên vương trang 34
Trước khi vào 2 chữ vương và hựu trên đường viền áo(1) chân dung vua Ai cậpII(2), bạn đọc chú ý con số II. II là số lớn La mã(số Ấn độ là số nhỏ). Bạn đọc nhìn tiếp vào trán vị vua. Hình, nửa bên phải là bộ râu Pitago. Chúng tôi xác định hiện vật chế tác sau khi có 2 quốc gia(3) Hy lạp vàLa mã.
Vương là hầu, thần thứ. Chữ Nôm ta nếu đọc vua là con người bằng da bằng thịt. Nhưng đọc vương chưa chắc. Do vương nhiều nghĩa trong đó có 1 nghĩa tước(chức) vương. Như thiên vương trong Đổng Thiên Vương(Thánh Gióng) không thể gọi vua Trời. Bởi TrờiĐế ngôi chí tôn chả lẽ bằng vua. Rồi vương trong vương quốc Ai cập, vương quốc Hy lạp không thể dịch “vua nước” hoặc “nước vua”…Cái gọi vua Ai cập là tước vương, thần thứ. Bạn đọc xem ảnh thần mặt trời Ai cập còn có tên thần Ra. Ra, Re là nốt thứ II trong 7 nốt nhạc Dorian Hy lạp Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Bạn đọc xem thêm 2 chữAi cập. Cập thuộc bộ hựu nghĩa kịp đến. Từ sau đến như hết anh lại đến em. Ai cập quốc gia anh hay em? Nếu em là thứ mấy? Ai cập Ai đọc Thương. Âm thứ 2 trong 5 âm Cung, (ĐộThổ)Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Cái gọi vua Ai cập là tước vương, mặt trời thứ II(4).
Ông Guillaume cho rằng hình nhân vua Ai cập II không phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà. Đàn ông lại mặc váy? Đàn bà sao không có ngực(5)? Bạn đọc theo dõi chúng tôi dịch chữ Pharaon II.
Chú thích:
(1)Đường viền áođọc đam. Đam trong danh gọi Lão Đam tức Lão Tử, Lý Nhĩ là chữ đam này. Lão Tử người Ai cập?
(2)Pharaon II người Pháp dịch là Vua Ai cập II, do tiếng Pháp có 1 chữ Pha’ra’on cũng gồm 3 âm tiết.
(3)Từ 4 chữ Hy, Mã, Lạp, Sơn. Sơn là núi. Hy là sắc mặt trời. Lạp là 1 thứ kim loại pha giữa chì và thiếc dùng hàn đồ. Mã là cán cân Thiên bình. Hy Mã Lạp Sơn là ngọn núi xứ mặt trời(Hy) Hin hạn Ấn độ đứng giữa như cán cân(mã) thiên bình. Ngọn núi đó là chỗ tiếp giáp(hàn nối) 2 cực Đông Tây, (lạp) 2 đầu là 2 đĩa cân Hy lạp và Malaysia(?)
(4)Zeus là thần mặt trời thứ III tượng cho vùng đất Hy lạp. Bạn đọc có thể thấy thêm con số III sinh hành Mộc trong tên Con ngựa(gỗ) thành Troy(Pháp trois, Anh tri).
(5)Fridrich Günter, einponisch Maler, Berlin August/1970.
Đổng Thiên Vương trang 35
Trước hết chúng tôi xác định phương hướng. “Đấng Thánh nhân quay mặt về phương Nam mà trị vì thiên hạ”(1). Vị vua Ai cập nhìn về phương Nam vì bên trái Đông có cái đầu của duck, con vịt(2). Đông đối Tây, bên phải Tây ông ta ôm 1 cái đu(móc). Hẳn bạn đọc còn nhớ cây đu của Hán cao tổ Trung hoa móc lên Du Hin hạn Ấn độ. Du của vị vua này cũng vậy, hướng móc lên cái đầu. Trên đầu vị vua, giữa trán ông ta là hình vẽtượng cho 2 nửa âm dương 1 thái cực. Nửa trái Đông bỏ ngỏ tượng cho Ai cập(?) Nửa phải Tây là bộ râu Pitago. Bạn đọc xem tiếp cáimiện mũ đội đầu Pharaon, trên đó là những họa tiết tâm điểm(3). Đội đầu hình vật người đàn bà, tâm điểm, lại có cái đu móc lên. Cái gọi là vua Ai cập II tôn thờ tư tưởng bản thể vũ trụ khởi phát từ duy nhất Ấn độ của triết giatagore.
Ông Guillaume nghi ngờ cái áo của Pharaon là đúng. Ông nói Ấn độ không có kiểu áo này. Chỉ người Trung hoa, Ai cập và người 1 đôi vùng đất tiếp theo mới có. Như cái váy trên người vua Ai cập là áo(4). Tác giả bức điêu khắc Pharaon II lấy ý từ chữáo, nghĩa là 4 phương Đông Tây Nam Bắc đất có thể dùng(5).
Chú thích:
(1)Câu này của Lão Đam tức Lão Tử, Lý Nhĩ.
(2)Bạn đọc có thể thấy cái đầu con vịt ngay dưới góc trái phương Đông nam bức họa triết học Tỳ thấp nô. Dưới đối trên, trên là con ngỗng Kim Hindu và mặt trăng, sông Hằng.
(3)Bạn đọc có thể thấy họa tiếttâm điểm ở bức họa Bàlamôn. Một trong 5 bà dùng ngón tay trỏ vẽ vào giữa khoảng không bên phải Tây(bên trái người xem ảnh) 1 đường tròn rồi dừng lại ở giữa.
(4)Ở bộ quynhđất xa ngoài cõi nước. “Đất xa” lân cận Ấn độ, “cõi nước” Ấn độ(?)
(5)Áo nghĩa thưlà sách bàn những vùng đất lân cận Ấn độ. Bạn đọc có thể thấy nghĩa lý đó ở cái áo lông ngỗng của Mỵ Châu chuyện An Dương Vương và tình tiết cuối cùng chuyện Đổng Thiên Vương Lĩnh Nam chích quái: “Cậu bé ruổi ngựa đến cây đa núi Vệ Linh cởi áo để lại lên mây đi mất”.
Đổng Thiên Vương trang 36
Ông Grevin không đồng ý kết luận giới tính Pharaon của Guillau. Ông cho rằng hình nhân kia là 1 bé trai chưa có thói quen đi giày như người lớn. Rồi Grevin chứng minh. Gần góc dưới phương Đông nam Pharaon lờ mờ 1 đôi giày cao cổ đang chờ tuổi vị thành niên của cậu. Tuy nhiên Grevin phân vân, đôi giày kia quá to so với cơ thể nhỏ con chưa chắc cậu bé là chủ nhân. Ai là chủ nhân đôi giày? Người Trung hoa? Không phải, tục của họ là dép cỏ(1). Người Ai cập? Cũng không! Người xứ sở aibụi, gió thổi cát bay này tục của họ là chân đất. Vậy người Ấn độ do phương vị quốc gia này bên trái Ai cập? Có lẽ! Chỉ có người Ấn độ mới có tục đi giày như “ngày xửa ngày xưa” trong chuyện cổ tích “Đôi giày ngàn dặm” xứ nọ. Do dự, mắt Grevin lơ đãng vào khoảng trống bức điêu khắc. Trên cái rãnh ngăn cách giữa Pharaon và đôi giày là hình hài 1 con nhộng bị cắt rời làm đôi. Nửa già bên trái, nửa non bên phải dính vào đùi Pharaon. Ông thốt lên: contằm.
Ông Alaiin đồng ý với sơ cứu của 2 người tiền nhiệm Guillaume và Grevin. Alaiin bàn thêm khoảng giới hạn giữa đôi bàn chân Pharaon và đôi giày siêu hình. Ông lấy tượng con tằm dẫn nhập: “Con tằm nhả tơ”. Lớp tơ lụa trên thân Pharaon và toàn bộ bức điêu khắc là sự phản ánh của tằm. Rồi Alaiin chỉ vào đôi bàn chân trần vua Ai Cập. Giữa ngón lớn và ngón nhỏ nổi lên 2 đường gân. Ông nói 2 đường gân là giới hạn giữa cáiche trùm (ngón cái) và thầnthứ(ngón nhỏ). Tiếp theo Alaiin so đọ, đôi bàn chân Pharaon nhỏ, thấp hơn đôi giày. Ông giả thiết: Nếu siêu hình là đặc thù của triết học Ấn độ thì Pharaon tượng cho người Ai cập, con tằm và đôi giày tượng cho người Indo.
Trên là khảo cứu Pharaon của 3 nhà khảo cổ Pháp trong nhiều nhóm người Pháp đến Ai cập vào những năm trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất(2).
Chú thích:
(1)Dép dưới chân, chân dưới đầu. Ai cập phương cao Tây bắc, Trung hoa vị thấp Đông nam, quẻThiên trạch Lý (dép) vị Đông Nam trong viên đồ 64 quẻ kép của người Trung hoa từ tính triết học này.
(2)Jean Arras, Ilya seulement les Arbres, Les cahiers du Musée de Louvre Paris November 1957.
Lịch
H | B | T | N | S | B | C |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 |